Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Thuốc điều trị đa hồng cầu nguyên phát

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh của tủy xương dẫn tới sự gia tăng bất thường về số lượng các tế bào máu (chủ yếu là các tế bào hồng cầu).

Mặc dù số lượng các tế bào máu trắng và tiểu cầu cũng tăng lên.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa thông qua một ứng dụng mới của thuốc jakafi (ruxolitinib) để điều trị bệnh nhân bị đa hồng cầu nguyên phát, và đây là loại thuốc đầu tiên được chấp thuận bởi FDA cho tình trạng này.
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh của tủy xương dẫn tới sự gia tăng bất thường về số lượng các tế bào máu (chủ yếu là các tế bào hồng cầu), mặc dù số lượng các tế bào máu trắng và tiểu cầu cũng tăng lên. Chính sự dư thừa của các tế bào máu đã gây ra viêm tĩnh mạch. Bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến việc sử dụng của những người tham gia Jakafi với đa hồng cầu nguyên phát là thiếu máu, giảm tiểu cầu. Các tác dụng phụ không liên quan đến máu thường gặp nhất là chóng mặt, táo bón và bệnh zona.

Những món ăn tốt cho người bị ung thư máu

Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm đối với hệ thống máu nói riêng và sức khỏe nói chung. Bệnh này thường đi kèm với sự sụt giảm số lượng lớn các tế bào máu đỏ (hồng cầu) nên tỷ lệ tử vong rất cao.
Những món ăn tốt cho người bị ung thư máu.
Những món ăn tốt cho người bị ung thư máu.

Cà rốt

Không có loại hoa, quả, củ nào chứa nhiều carotene (tiền vitamin A) như cà rốt. Lượng carotene ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa dễ dàng thành vitamin A ở ruột và gan. Ngoài ra, cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi Pectin (giúp hạ cholesterol máu).
Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, Phenolic acid, Glutathione... đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như tim mạch, ung thư...Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, hãy bổ sung ngay cà rốt trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Nấm
Những người bị ung thư máu cũng nên ăn nấm vì nó có lợi cho sức khỏe. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch.
Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều acid folic giúp tái tạo DNA một cách hợp lý và bảo vệ DNA luôn ổn định trong suốt quá trình xạ trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, biotin, niacin và vitamin B6 là những dưỡng chất rất có ích trong việc chống ung thư.

Sắt với bệnh lý thiếu máu

Thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi da xanh xao, nhức đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc bổ sung sắt như thế nào không thể tùy tiện.

Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, nó có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể.
Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố sẽ kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể, sẽ phân phối oxy đến các mô (khi đó máu sẽ chuyển thành màu đen).
Sắt là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ.
Sắt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nên các thai phụ trong quá trình mang thai cần phải bổ sung sắt đầy đủ.
Sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn dậy thì.
Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, nên giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Thực phẩm là nguồn cung cấp chủ yếu sắt cho cơ thể. Sắt có nhiều trong gan, thịt, ngũ cốc, cá, rau xanh… Đối với người trưởng thành, lượng sắt cần thiết cho nhu cầu hàng ngày là 14mg.
Khi cơ thể thiếu sắt sẽ gây ra bệnh thiếu máu.
Sắt trong huyết sắc tố sẽ kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu)
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý hay xảy ra với những người thiếu máu, thường gặp ở nữ giới với tỉ lệ 20 - 30%.
Triệu chứng:
- Da xanh xao.
- Người mệt mỏi, yếu ớt.
- Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).
- Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.
- Chóng mặt, choáng váng.
- Nhức đầu và mất ngủ.
- Viêm loét miệng, lưỡi.
- Móng tay khô, giòn và cong ngược lên trên (móng tay hình muỗng)…
Nguyên nhân:
Do mất máu nhiều trong giai đoạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất sắt.
Có các bệnh lý ở đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày… nên cơ thể không hấp thu tốt chất sắt.
Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú.
Trẻ trong giai đoạn dậy thì, phát triển quá nhanh.
Có các bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính, ảnh hưởng đến sự tạo máu của cơ thể…
Điều trị:
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm: thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh…
- Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.
- Bổ sung các loại thuốc có chứa sắt. các thuốc này thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.
Những lưu ý khi bổ sung sắt:
- Phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…
- Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.
- Khi uống thuốc cần tránh xa các bữa ăn 1 - 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt.
- Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.
- Tránh phối hợp chung sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolone, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.
- Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.


Dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Hậu quả nghiêm trọng của thiếu máu
Cơ thể mệt mỏi nặng: làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. Khi thiếu máu đủ nghiêm trọng, có thể quá mệt mỏi và không thể hoàn thành công việc hàng ngày.
Vấn đề về tim: thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường - một rối loạn nhịp. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết.
Bệnh thiếu máu gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Tổn thương thần kinh: vitamin B12 là điều cần thiết không chỉ cho sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, mà còn cho các chức năng khỏe mạnh thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một số thương tổn thần kinh
Suy chức năng tâm thần: thiếu vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.
Tử vong: thiếu máu có thể nghiêm trọng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng. Mất rất nhiều máu nhanh chóng trong bệnh thiếu máu cấp tính trầm trọng có thể gây tử vong.
Đặc biệt, với phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Thiếu máu do sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản…
Biểu hiện nhận biết bệnh thiếu máu
Mắt nhợt nhạt
Bạn có thể dễ dàng phát hiện tình trạng thiếu máu bằng cách nhìn vào mắt. Khi kéo căng mí mắt và nhìn vào bên dưới nó, bạn sẽ thấy phần trong mí mắt trở nên nhợt nhạt.
Nhức đầu
Những người bị thiếu máu thường phàn nàn về việc thường xuyên bị nhức đầu. Việc thiếu hồng cầu khiến não bị thiếu ô xy, gây nhức đầu.
dau-hieu-nhan-biet-benh-thieu-mau
Rụng tóc
Đây cũng là một đấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu máu. Khi da đầu không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể, bạn sẽ bắt đầu bị rụng tóc với tốc độ nhanh.
Mệt mỏi
Dấu hiệu khác của thiếu máu là cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bởi vì lượng hồng cầu trong cơ thể thấp sẽ ảnh hưởng đến tốc độ oxy hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Đi lại khó khăn
Khi bị thiếu máu não, bạn khó có thể đi lại thuận lợi. Các chuyên gia khuyên rằng: ngay khi cảm thấy đứng không vững, bệnh nhân cần tìm cách dựa vào đâu đó hoặc nhẹ nhàng ngồi xuống; tránh để mất thăng bằng, dễ bị ngã ra đằng sau.
Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ
Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt sẽ ghé thăm bất kỳ lúc nào.Người bệnh cũng hiếm khi có được một giấc ngủ sâu. Khi thức dậy dễ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc.
Tay nhợt nhạt
Khi bạn nhấn ngón tay của một người khỏe mạnh, nó sẽ chuyển sang màu đỏ bởi tất cả máu đều được ép vào đầu ngón tay. Nhưng nếu bạn bị thiếu máu, ngón tay của bạn sẽ có màu trắng nhợt nhạt.
Da nhợt nhạt
Những người thiếu máu thường trông mặt rất nhợt nhạt, làn da không hồng hào mà vàng vọt, xanh xao.

8 dấu hiệu của mất cân bằng đường huyết

Sự sụt giảm hoặc tăng đột biến của lượng đường trong máu hoặc mức đường huyết có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau và các vấn đề sức khỏe.

Chế độ ăn uống, tập thể dục và uống thuốc có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giữ cho lượng đường trong máu của mình được kiểm soát, nhưng kiểm tra lượng đường trong máu là điều cần thiết cho bạn giúp bạn có một hình ảnh chính xác về những gì bạn đang xử lý.
Kiểm tra các kết quả này có thể giúp các bác sĩ hiểu cách bạn phản ứng với phương pháp điều trị cho bệnh tiểu đường.
Xác định các dấu hiệu của sự mất cân bằng lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được tình trạng sức khỏe bị sụt giảm nghiêm trọng và can thiệp bằng y tế kịp thời.
8 dấu hiệu của mất cân bằng đường huyết.8 dấu hiệu của mất cân bằng đường huyết
Chóng mặt
Chóng mặt hoặc run rẩy là một triệu chứng của lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Glucose rất cần thiết để bộ não của bạn hoạt động tốt, và giảm lượng đường trong máu có thể nguy hiểm. Một ly nước ép trái cây là một giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao lượng đường trong máu, nhưng bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy chóng mặt.
Khát nước và đi tiểu thường xuyên
Hai dấu hiệu phổ biến của lượng đường trong máu cao là cơn khát và đi tiểu thường xuyên. Trong khi thận của bạn làm việc chăm chỉ để xả sạch đường, chúng cũng trích xuất đường nhiều hơn từ các mô của bạn, khiến bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Khát là câu trả lời cho điều này, khi cơ thể bạn đang ra tín hiệu để bạn bổ sung lượng chất lỏng bị mất. Không uống đủ nước có thể gây ra tình trạng mất nước.
Mệt mỏi
Mệt mỏi bởi vì đường vẫn còn trong máu của bạn thay vì được chuyển hướng đến các tế bào của cơ thể. Điều này cung cấp ít nhiên liệu cho cơ bắp của bạn để sử dụng làm năng lượng.
Tê hay ngứa ngáy
Một dấu hiệu của lượng đường trong máu liên tục cao là tổn thương thần kinh. Điều này gây ra ngứa ran hoặc tê ở tay và chân của bạn. Nó cũng có thể dẫn đến việc không thể cảm thấy đau hoặc thay đổi nhiệt độ. Những người có loại tổn thương thần kinh này có thể không nhận ra rằng họ có một chấn thương hoặc cũng có thể là quá nhạy cảm với sự đau đớn.
Sưng tay và chân
Nếu mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, hai điều kiện có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng để lọc chất thải và chất lỏng của thận. Điều này gây giữ nước, vì vậy bàn tay và bàn chân của bạn có thể sưng lên. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh thận.
Dùng thuốc cho bệnh tiểu đường và huyết áp đều đặn có thể bảo vệ chức năng thận. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về những thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng để có kế hoạch quản lý lượng đường trong máu của bạn.
Thị lực kém
Đường trong máu cao và huyết áp cao có thể làm hỏng cấu trúc tinh tế trong đôi mắt của bạn và gây tổn hại cho tầm nhìn của bạn. Nguyên nhân lớn nhất của mù lòa ở người lớn là bệnh lý võng mạc do tiểu đường. Tình trạng này gây ra do tổn thương các mạch máu trong mắt. Một số triệu chứng của bệnh lý võng mạc do tiểu đường là nhìn mờ, các đốm, đường thẳng, và đèn nhấp nháy.
Nhiễm trùng thường xuyên
Một người có mức đường huyết cao có thể phải đối mặt với nhiễm trùng thường xuyên hoặc định kỳ. Viêm phổi và đường hô hấp, nhiễm trùng thận, bệnh nướu răng, nhiễm trùng đường tiết niệu, da do vi khuẩn hoặc nấm và nhiễm trùng xoang là những dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.
Vấn đề tiêu hóa
Bệnh tiểu đường cũng làm tổn hại dây thần kinh giúp giữ cho dạ dày của bạn trống rỗng bằng cách di chuyển thực phẩm dễ dàng qua đường tiêu hóa. 
Liệt dạ dày là một tình trạng khi dạ dày của bạn không thể làm trống một cách nhanh chóng, nguyên nhân là do hậu quả của tổn thương thần kinh này. Kết quả là nó gây ra những vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón. Nó cũng có thể gây ra vấn đề trong khi bạn ăn hoặc nuốt.

Lần đầu tiên xét nghiệm máu có kết quả chỉ trong vài phút

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ phải tận dụng thời gian vàng để giành mạng sống người bệnh. Họ chỉ mất vài phút để xét nghiệm máu và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Thay vì mất vài tiếng đồng hồ để có kết quả xét nghiệm máu như trước đây, nhờ thiết bị Minicare Cardiac Trponin-I (cTnI), các bác sĩ chỉ cần vài phút thao tác. Quan trọng hơn, họ có thể lấy máu và xét nghiệm ngay tại giường bệnh mà không phải di chuyển bệnh nhân đi.
4-buoc-lay-mau-xet-nghiem-7205-141526577
4 bước lấy mẫu máu xét nghiệm. Ảnh: Philips Innovation Experience 2014.
cTnI là thiết bị xét nghiệm máu nhanh nhất hiện nay, được tập đoàn Philips lần đầu tiên giới thiệu tại sự kiện Philips Innovation Experience hồi đầu tháng 10 ở thành phố Eindhoven (Hà Lan). 
Đây được xem như một giải pháp xét nghiệm tại chỗ(Point-of-care), đặc biệt hữu ích trong những tình huống nguy hiểm cứu tính mạng bệnh nhân nhờ tính năng gọn nhẹ và cho kết quả chính xác.
Hệ thống xét nghiệm di động này bao gồm một thiết bị phân tích với giao diện thân thiện và một đầu lấy mẫu có thể thay thế được. Bên trong thiết bị phân tích có tích hợp công nghệ cảm biến sinh học của Magnotech giúp thu thập mẫu máu thử ở mức liều lượng picomolar, nhỏ hơn 500 triệu lần so với cách thu thập mẫu bằng xét nghiệm glucose hiện nay. 
Kết quả xét nghiệm máu sau khi đã được ghi nhận có thể lưu thẳng vào hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh.
may-xet-nghiem-mau-nhanh-1408-1415265774
Thiết bị Minicare cho kết quả xét nghiệm máu nhanh nhất hiện nay. Ảnh:Philips Innovation Experience 2014.
Minicare hỗ trợ phân tích nhiều kết quả trên cùng một mẫu thử, bệnh nhân không còn trải qua nhiều bước xét nghiệm phức tạp khác. Thiết bị này hiện chưa có mặt tại Việt Nam.

Ăn gì khi bị ung thư máu?

Bệnh này thường đi kèm với sự sụt giảm số lượng lớn các tế bào máu đỏ (hồng cầu) nên tỷ lệ tử vong rất cao.

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh ung thư máu - Ảnh: flickr.com
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Singapore (NCCS) và Viện Ung thư quốc gia Mỹ, bệnh nhân ung thư máu nên tuân thủ một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra trong quá trình điều trị. Đồng thời, việc hấp thu đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho bệnh nhân có đủ năng lượng để chống chọi với bệnh tật trong thời gian lâu dài.
Một số loại thực phẩm được các chuyên gia đánh giá là tốt nhất cho các bệnh nhân ung thư gồm:
• Tinh dầu cá (cá trích, cá thu, cá ngừ và cá hồi) cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin D, omega-3 giúp chống lại các gốc tự do gây hại.
• Cà rốt giàu beta-carotene, giúp cơ thể chuyển hóa thành vitamin A rất có lợi cho sức khỏe.
• Ớt chuông, đu đủ, cam và chanh giàu vitamin C - chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, đồng thời còn chống nhiễm trùng hiệu quả.
• Hàu, hạt hướng dương, hạt bí ngô giàu kẽm và vitamin E, hỗ trợ đắc lực cho vitamin C phát huy hết khả năng tăng tốc thời gian lành bệnh.
• Nấm, hành tây và cà chua chứa nhiều selen, lycopene giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
• Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều acid folic giúp tái tạo DNA một cách hợp lý và bảo vệ DNA luôn ổn định trong suốt quá trình xạ trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, biotin, niacin và vitamin B6 là những dưỡng chất rất có ích trong việc chống ung thư.
• Bông cải xanh chứa dồi dào chất sulphorophane có tác dụng giúp gan giải độc và làm giảm khối u ung thư dạ dày.
• Tỏi chứa nhiều selen, tryptophan và sulpher giúp ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan.
Ảnh: flickr.com
• Nho tím chứa dồi dào anthocyanins và resveratrol - hai dưỡng chất đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư máu khá tốt.
• Các loại đậu giàu chất xơ, protein, isoflavone và phytoestrogen giúp trung hòa các gốc tự do trong ruột và máu.
• Mật ong nếu được tiêu thụ ở mức vừa phải cũng có khả năng chống vi khuẩn và chống nấm rất tốt, từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
• Uống trà xanh cũng là cách hay để trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào gây bệnh ung thư.
Ảnh: flickr.com
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế Mỹ còn khuyến cáo, trước, trong và sau các đợt hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư máu cũng cần hạn chế những thực phẩm sau:
• Các món chiên, nướng vì nhiệt độ cao rất dễ tạo ra vết cháy đen trên thực phẩm có thể gây ra bệnh ung thư.
• Các loại thực phẩm chứa quá nhiều muối natri, đường và chất béo.
Ảnh: flickr.com
• Tránh dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.
• Không nên ăn thực phẩm chưa được nấu chín như các món thịt tái, hải sản sống, rau sống, sản phẩm sữa chưa tiệt trùng… nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
• Tránh ăn các món dưa chua, cải chua, cà pháo muối chua, mứt, cải xanh muối và trứng bách thảo vì chúng chứa nhiều nitrit - chất gây ung thư.
• Không nên uống rượu bia vì chúng khiến cơ thể bị mất nước, tinh thần mệt mỏi và giảm sức đề kháng.
Lưu ý
• Trước khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư máu, bạn cần phải làm sạch thực phẩm triệt để nhằm tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
• Đối với các loại rau củ, nên rửa sạch, gọt vỏ và ngâm nước muối kỹ lưỡng để diệt khuẩn trước khi sử dụng.
Ảnh: flickr.com
• Chỉ nên tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
• Ngoài ra, bệnh nhân ung thư máu cũng nên tránh tiêu thụ quá nhiều chất bổ sung vitamin vì có thể ảnh hưởng xấu đến tác dụng của thuốc qua các đợt hóa trị liệu.
Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản nói trên, bệnh nhân ung thư máu có thể tránh bị nhiễm trùng và các biến chứng xấu có thể xảy ra trong quá trình xạ trị. Từ đó, thời gian bình phục và tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.
Ảnh: flickr.com



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons