Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Cơ thể cần bao nhiêu máu?


Theo Live Science, trung bình, cơ thể người lớn có khoảng 4,5-5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Lượng máu chiến 8-10% trọng lương cơ thể. Trẻ em 5-6 tuổi có lương máu tương đương như người lớn nhưng máu chiếm tỉ lệ cao hơn do trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ. 

Một trẻ sơ sinh năng 2,3-3,6 kg có khoản 0,2 lít máu trong cơ thể. Máu của người lớn chưa khoản 3 lít huyết tương, tế báo hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vitamin, chất điện giải và các chất dinh dưỡng khác được hòa tan trong máu và vận chuyển đến các bộ phận cơ thể.


Mỗi lần hiến máu, nhân viên y tế lấy khoảng 0,5 lít máu từ cơ thể bạn. Tế bào máu tươi có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất các tế bào máu mới trong tủy xương. Thông thường, thời gian để cơ thể tái tạo máu đủ cho cơ thể là 4-6 tuần. Vì vậy, bạn cần đợi đủ thời gian của chu kỳ tái tạo máu trước khi hiến máu lần tiếp theo.
Cơ thể cần bao nhiêu máu?
Mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. ẢNh: Fox News
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Theo Fox News, nhận biết được các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp bạn kịp thời khắc phục hiện tượng này.
Mệt mỏi, da nhợt nhạt
Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu. Nó có thể đi kèm các triệu chứng đau đầu, thường xuyên căng thẳng. Khi bạn thiếu máu, da và máu mắt cũng trở nên nhợt nhạt. Nguồn năng lượng cơ thể phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất của các tế bào hồng cầu, lượng hồng cầu càng thấp thì tốc độ trao đổi trong cơ thể càng thấp, khiến da không được cung cấp đủ máu giàu oxy, trở nên tái, nhợt nhạt.
Khó thở, tim đập nhanh
Lượng máu thấp có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Điều này làm cho bạn khó thở, hay thở dốc ngay cả khi làm các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ. Khi bạn thiếu máu, thở gấp hay lượng oxy cung cấp không đủ, tim sẽ tăng nhịp đập để bù đắp cho thâm hụt năng lượng. Điều này làm cho tim đập nhanh hơn bình thường thường xuyên đánh trống ngực, khó thở.
Tê bì chân tay
Máu là nguồn năng lượng cho mọi bộ phận của cơ thể. Khi bạn bị thiếu máu, các bộ phận ở xa tim như bàn chân, bàn tay không được cung cấp đủ lượng máy cần thiết. Chúng thường xuyên bị lạnh, cảm giác tê bì, ngứa ran. Các ngón tay, chân thường tái xanh, kém sức sống.
Rụng tóc
Rụng tóc cũng là một dấu hiệu thiếu máu rõ rệt. Da đầu không nhận đủ dinh dưỡng để nuôi chân tóc, khiến tóc rụng nhiều, tốc độ nhanh.
Phân đen
Phân đậm màu, có máu trong phân hoặc chảy máu từ trực tràng có thể là dấu hiệu thiếu máu. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một điều kiện của dạ dày hoặc ung thư đại tràng vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Khó chịu ở bụng hoặc sự thay đổi trong thói quen đi tiêu cũng là những dấu hiệu quan trọng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Những điều cần biết về thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến và gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe nhưng không dễ nhận biết.

1. Thiếu máu là một triệu chứng, không phải bệnh
Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu, điều đó có nghĩa bạn không đủ các tế bào hồng cầu hoặc những tế bào này không đủ hemoglobin (một loại protein giàu sắt và tạo ra màu đỏ của máu). Đây không phải một bệnh mà là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đang xảy ra trong cơ thể bạn.
2. Hầu hết mọi người không biết mình bị thiếu máu
Mặc dù những người bị thiếu máu có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng phần lớn không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Nếu không được kiểm soát, thiếu máu sẽ trở nên tồi tệ, khiến bạn yếu mệt vì trái tim phải làm việc vất vả hơn và khó khăn hơn trong việc bơm máu và giữ cho các mô được cung cấp đủ oxy.
Các triệu chứng khác gồm hoa mắt, đau đầu, tê ở bàn tay hoặc bàn chân, thân nhiệt giảm, da xanh xao, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, đau ngực, khó chịu và không học tập, làm việc tốt. Thiếu máu không được điều trị còn có thể dẫn tới suy tim.

Những điều cần biết về thiếu máu
Phân biệt tình trạng bình thường và thiếu máu
3. Thiếu máu hay gặp hơn ở phụ nữ nhưng nghiêm trọng hơn khi xảy ra ở nam giới
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thiếu máu thường không quá nghiêm trọng vì đó là tình trạng phổ biến. Bạn dễ bị thiếu máu nếu ra nhiều máu trong kì kinh và vấn đề này dễ được khắc phục (các chế phẩm bổ sung hoặc trong một số trường hợp việc tiêm sắt có thể cải thiện tình trạng này). Nam giới không mang thai cũng không có kinh nguyệt, vì vậy thiếu máu là tình trạng đáng báo động ở nam giới. Nó thường là dấu hiệu của bệnh tật như ung thư đại tràng.
4. Ăn chay không phải là nguyên nhân gây thiếu máu
Mặc dù thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm sữa là nguồn thực phẩm giàu sắt nhất, bạn cũng có thể nhận được sắt từ đậu lăng, đậu, đậu phụ, rau lá xanh, bánh tăng cường sắt, ngũ cốc, trái cây khô như nho khô và quả mơ. Vì vậy, ăn chay không phải là nguyên nhân gây thiếu máu. Để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dâu tây, súp lơ xanh.
5. Thói quen sử dụng caffein có thể tăng nguy cơ thiếu sắt
Caffein cản trở hấp thu sắt từ thực phẩm. Nếu bác sĩ khuyên bạn bổ sung sắt, hãy đảm bảo là chỉ uống cà phê ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống thuốc.
6. Bạn không nên tự điều trị
Nếu bổ sung sắt khi không cần thiết, bạn có thể bị những tác dụng phụ không mong muốn như khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, một số người có thể bị một căn bệnh gọi là nhiễm sắc tố sắt mô, tức là hấp thu quá nhiều sắt. Tình trạng này có thể gây viêm khớp, tiểu đường, bệnh gan và nhiều tình trạng bệnh khác. Nếu bạn nghi ngờ bị thiếu sắt, hãy đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm máu đơn giản.
7. Những người bị thiếu máu có thể có cảm giác thèm ăn kỳ lạ
Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến bạn có những cảm giác thèm rất lạ kì. Nhiều người có thể thèm ăn đá. Một số người thèm tàn thuốc lá trong khi một số người thèm bìa cứng. May mắn thay những cảm giác thèm này sẽ biến mất khi bạn được bổ sung sắt.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Vì sao cần thường xuyên xét nghiệm máu?



Tránh được bệnh gout nhờ xét nghiệm máu
Anh Nguyễn Văn Lâm trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội là kiến trúc sư. Công việc của anh cũng phải tiếp khách nhiều nên đôi lúc, anh Lâm cũng lo ngại việc nhậu nhẹt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Không có nhiều thời gian cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ nên anh Lâm thường gọi điện cho phòng khám tư nhân đến tận công ty lấy máu về xét nghiệm rồi trả kết quả qua email.
Đến tháng 2 vừa qua, anh Lâm tá hỏa với kết quả xét nghiệm máu có chỉ số axit uric trong máu tăng cao lên mức 510 Mol/l, trong khi bình thường anh chỉ có 420 mol/l. Anh được các bác sĩ ở phòng khám cảnh báo nhiều khả năng anh bị bệnh gout vì rối loạn chuyển hóa axit uric tăng cao, một trong những chỉ số cảnh báo của bệnh gout.
Trong khi đó, anh Lâm tự kiểm tra và lâm sàng thì mình không vị đau khớp chân, khớp tay. Năm ngoái, anh thấy mắt cá chân có đau nhức nhưng không phải bệnh gout mà chỉ là bệnh khớp có gai sừng sau khi điều trị bệnh đã khỏi.
Vi sao can thuong xuyen xet nghiem mau
Xét nghiệm máu để phòng nhiều bệnh
Anh Lâm vào bệnh viện kiểm tra thì mọi chỉ số về xương khớp đều không phải là bệnh gout. Lúc này, kết quả xét nghiệm máu của anh là lượng axit uric tăng cao thực sự và bác sĩ nghi ngờ anh Lâm bị rối loạn chuyển hóa, một trong những triệu chứng ban đầu của việc sinh ra bệnh gout. Nhờ có lần kiểm tra máu định kỳ đó, anh Lâm đã điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp để tránh mắc phải bệnh đàn ông không mong muốn đó.
Hàng chục bệnh được phát hiện nhờ xét nghiệm máu
Vốn là thanh niên khỏe mạnh nên em Vũ Quốc Dũng - sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Bách Khoa không bao giờ nghĩ mình bị viêm gan B. Vào chiến dịch lễ hội xuân hồng năm nay, Dũng đi hiến máu tình nguyện theo bạn bè. Cũng nhờ lần hiến máu tình nguyện này mà các bác sĩ phát hiện Dũng dương tính với viêm gan B.
Lục lại tiền sử bệnh tật của gia đình, Dũng khẳng định nhà em không có ai bị viêm gan B nên em yên tâm mình không bị bệnh đó. Nhưng khi nhận kết quả, em cũng sốc. Đến nay, Dũng đã thoải mái hơn và em kể "em biết mình bị bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra men gan để theo dõi bệnh. Nếu không đi hiến máu, tình cờ phát hiện ra bệnh viên gan B thì em không để ý đến sức khỏe của mình như hiện nay".
Khi biết bệnh, Dũng cũng thông báo cho mọi người trong gia đình đi xét nghiệm máu kiểm tra viêm gan B. Dù các thành viên khác đều âm tính nhưng đây thực sự là điều mà Dũng vui nhất khi em đi xét nghiệm máu trong chương trình hiến máu tình nguyện.
BS Lê Thái Long - BVĐK Trung tâm An Giang chia sẻ, đối với việc chẩn đoán bệnh nội khoa, ngoại khoa thìxét nghiệm máu rất cần thiết. Nhìn vào các chỉ số xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán được người bệnh có thể mắc những bệnh gì. Trong cơ xương khớp, xét nghiệm máu ít được dựa vào để chẩn đoán bệnh hơn. Tuy nhiên, riêng với bệnh gout thì kết quả xét nghiệm cộng với biểu hiện lâm sàng như sưng viêm các khớp là một trong những yếu tố để chẩn đoán bệnh tốt hơn.
Thạc sĩ Phạm Tuấn Dương - Phó viện trưởng Viện huyết học và truyền máu Trung ương cho biết, thành phần của máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ 4 đến 5 triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu.
Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay biểu hiện của bệnh ung thư máu. Ngoài ra nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Trong xét nghiệm máu, phát hiện số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường là khả năng cơ thể đang viêm nhiễm.
Xét nghiệm máu còn phát hiện các loại vi-rút gây bệnh HIV, viêm gan siêu vi A, B, C… Ngoài ra, xét nghiệm máu còn sàng lọc được sốt rét và nhiều bệnh lý khác về tim mạch. Nhờ có xét nghiệm máu mà nhiều người đã biết mình thuộc nhóm máu hiếm. Hiện nay, có nhiều câu lạc bộ nhóm máu hiếm tạo thành một cộng đồng để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến truyền máu. Có lẽ, đây là một trong những kết quả lớn nhất của việc xét nghiệm máu.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons