Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Cơ thể cần bao nhiêu máu?


Theo Live Science, trung bình, cơ thể người lớn có khoảng 4,5-5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Lượng máu chiến 8-10% trọng lương cơ thể. Trẻ em 5-6 tuổi có lương máu tương đương như người lớn nhưng máu chiếm tỉ lệ cao hơn do trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ. 

Một trẻ sơ sinh năng 2,3-3,6 kg có khoản 0,2 lít máu trong cơ thể. Máu của người lớn chưa khoản 3 lít huyết tương, tế báo hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vitamin, chất điện giải và các chất dinh dưỡng khác được hòa tan trong máu và vận chuyển đến các bộ phận cơ thể.


Mỗi lần hiến máu, nhân viên y tế lấy khoảng 0,5 lít máu từ cơ thể bạn. Tế bào máu tươi có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất các tế bào máu mới trong tủy xương. Thông thường, thời gian để cơ thể tái tạo máu đủ cho cơ thể là 4-6 tuần. Vì vậy, bạn cần đợi đủ thời gian của chu kỳ tái tạo máu trước khi hiến máu lần tiếp theo.
Cơ thể cần bao nhiêu máu?
Mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. ẢNh: Fox News
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Theo Fox News, nhận biết được các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp bạn kịp thời khắc phục hiện tượng này.
Mệt mỏi, da nhợt nhạt
Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu. Nó có thể đi kèm các triệu chứng đau đầu, thường xuyên căng thẳng. Khi bạn thiếu máu, da và máu mắt cũng trở nên nhợt nhạt. Nguồn năng lượng cơ thể phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất của các tế bào hồng cầu, lượng hồng cầu càng thấp thì tốc độ trao đổi trong cơ thể càng thấp, khiến da không được cung cấp đủ máu giàu oxy, trở nên tái, nhợt nhạt.
Khó thở, tim đập nhanh
Lượng máu thấp có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Điều này làm cho bạn khó thở, hay thở dốc ngay cả khi làm các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ. Khi bạn thiếu máu, thở gấp hay lượng oxy cung cấp không đủ, tim sẽ tăng nhịp đập để bù đắp cho thâm hụt năng lượng. Điều này làm cho tim đập nhanh hơn bình thường thường xuyên đánh trống ngực, khó thở.
Tê bì chân tay
Máu là nguồn năng lượng cho mọi bộ phận của cơ thể. Khi bạn bị thiếu máu, các bộ phận ở xa tim như bàn chân, bàn tay không được cung cấp đủ lượng máy cần thiết. Chúng thường xuyên bị lạnh, cảm giác tê bì, ngứa ran. Các ngón tay, chân thường tái xanh, kém sức sống.
Rụng tóc
Rụng tóc cũng là một dấu hiệu thiếu máu rõ rệt. Da đầu không nhận đủ dinh dưỡng để nuôi chân tóc, khiến tóc rụng nhiều, tốc độ nhanh.
Phân đen
Phân đậm màu, có máu trong phân hoặc chảy máu từ trực tràng có thể là dấu hiệu thiếu máu. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một điều kiện của dạ dày hoặc ung thư đại tràng vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Khó chịu ở bụng hoặc sự thay đổi trong thói quen đi tiêu cũng là những dấu hiệu quan trọng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons