Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Những điều "không thể không biết" về bệnh ung thư máu

Ung thư máu là bệnh gì?
Ung thư máu (còn có các tên gọi khác là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng bệnh ung thư ác tính. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên "hung dữ" và gây hại cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu "thức ăn", dẫn đến hiện tượng "ăn" hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong.

Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra ung bướu (còn gọi là u). Hiện tại, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách chính xác hoàn toàn, tuy nhiên, điều này có thể là do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ…

Những điều
Biểu hiện của bệnh ung thư máu

Khi bệnh ung thư máu (ung thư bạch cầu) phát triển nhanh trong tủy, nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức, đồng thời còn chiếm chỗ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào máu bình thường khác. Khi đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:

- Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp… là những biểu hiện của sự ảnh hưởng từ sức "công phá" trong tủy.

- Thiếu hồng cầu sẽ khiến cho bệnh nhân bị mệt mỏi, yếu sức, da trở nên trắng nhạt, thiếu sức sống.

- Bạch cầu không hoạt động bình thường nên người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng.

- Có sự xuất hiện các hạch bất thường trên cơ thể.

- Khả năng đông máu giảm xuống, người mắc ung thư máu sẽ dễ bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím, các vết thương khó cầm máu…


- Biếng ăn, sút cân, ở nữ giới còn gặp hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.

Các biểu hiện của bệnh ung thư máu rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của mệt mỏi, cảm cúm thông thường. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan khi cơ thể có các dấu hiệu trên nhé!

Những điều
Phương pháp điều trị

Ung thư máu chủ yếu được chữa trị bằng phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của một người hiến phù hợp. Những người thích hợp nhất là người có chung huyết thống với bệnh nhân. Sau khi thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng, nó sẽ kích thích sinh ra hồng cầu, kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của việc chữa trị bệnh ung thư máu là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có khả năng tái phát cao.

Ngoài phương pháp cấy ghép tủy, còn một phương pháp điều trị khác là dùng hóa trị liệu. Cách này có triển vọng rất tốt cho bệnh nhân mắc ung thư máu. Đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Các bệnh nhân điều trị tốt và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt, trong khoảng điều trị từ 3 - 5 năm có thể bình phục hoàn toàn.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, cách tốt nhất, chúng ta nên bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố nguy hiểm như các chất hóa học độc hại, chất phóng xạ... Người làm việc trong môi trường nhiều chất này cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo hộ. Chúng ta nên hạn chế hết sức có thể việc đi vào những vùng có các chất độc hại đó (các nhà máy sử dụng chất hóa học, những vùng đất nhiễm phóng xạ…). 

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, khi sử dụng các sản phẩm như nước rửa bát, nước lau nhà, mỹ phẩm…, các bạn hãy cố gắng chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, càng thân thiện với cơ thể càng tốt nhé!



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Máu trắng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị


 Ung thư là một nhóm hơn 100 bệnh có hai điều quan trọng. Một là những tế bào nhất định trong cơ thể trở thành dị thường. Điều nữa là thân thể tiếp tục sản sinh số lượng lớn những tế bào dị thường này.

Bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển.

Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những bạch cầu. Tế bào bệnh bạch cầu (thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng).

Nguyên nhân gây bệnh máu trắng


Cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao gây ra ung thư máu. Những nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Những nghiên cứu cho thấy rằng, ung thư máu thường gặp ở nam hơn nữ và những người da trắng thường mắc bệnh hơn những người da đen. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể giải thích tại sao người này thì bị còn người kia lại không.

Qua việc nghiên cứu số lượng lớn người trên khắp thế giới, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Ví dụ, sự tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu. 

Các chất phóng xạ này thường được sản sinh sau vụ nổ bơm nguyên tử ở Nhật Bản trong thời gian chiến tranh Thế Giới thứ 2. Trong những nhà máy năng lượng hạt nhân, những quy tắc an toàn tuyệt đối nhằm bảo vệ công nhân và cộng đồng tránh tiếp xúc với khối lượng bức xạ có hại.

Nghiên cứu gợi ý rằng sự tiếp xúc trong những lĩnh vực điện từ là một yếu tố nguy cho bệnh bạch cầu (những lĩnh vực điện từ là một kiểu của bức xạ năng lượng thấp đến từ dây điện và thiết bị điện). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hơn cần thiết để chứng minh mối liên kết này.

Một số tình trạng di truyền có thể tăng thêm nguy cơ cho bệnh bạch cầu. Đó là hội chứng Down. Trẻ con sinh ra với hội chứng này có bệnh bạch cầu cao hơn so với trẻ khác.

Những công nhân tiếp xúc với hóa chất nhất định, trong cả một thời kỳ dài sẽ có nguy cơ cao bị ung thư máu. Benzen là một trong số hóa chất này. Đồng thời, vài thuốc sử dụng điều trị các loại ung thư khác có thể tăng thêm nguy cơ cho con người phát triển bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, nguy cơ này rất nhỏ so với lợi ích mà mà hoá trị liệu mang lại.

Các nhà khoa học đã xác định được loại virut có khả năng làm tăng thêm nguy cơ mắc ung thư máu. Những nhà khoa học khắp thế giới tiếp tục nghiên cứu virut và nguy cơ có thể khác cho bệnh bạch cầu. Bằng việc nghiên cứu vì sau bị ung thư máu, từ đó các nhà khoa học hy vọng hiểu rõ hơn phương pháp để ngăn chặn và điều trị bệnh bạch cầu.

Các loại bệnh máu trắng

Có vài loại bệnh bạch cầu. Chúng được sắp xếp lại theo hai cách. Một cách là theo sự phát triển nhanh chóng ra sao và tồi tệ đi như thế nào. Cách khác bởi kiểu tế bào máu bị ảnh hưởng.

Bệnh bạch cầu hoặc là cấp hoặc kinh niên. Trong bệnh bạch cầu cấp, những tế bào máu dị thường là những tế bào non còn lưu giữ đặc tính chưa trưởng thành và không thể thực hiện những chức năng bình thường của chúng. Số lượng của tế bào non tăng thêm nhanh chóng, và bệnh trở thành xấu hơn đi nhanh chóng.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, một số tế bào non có mặt, nhưng nói chung, những tế bào này thì đã trưởng thành hơn và có thể thực hiện một số chức năngbình thường của chúng. Bệnh bạch cầu có thể xuất hiện trong cả hai kiểu bạch cầu chính: những tế bào bạch huyết hoặc những tế bào tủy. 

Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng những tế bào bạch huyết, nó được gọi bệnh bạch cầu tế bào lymphô. Khi những tế bào tủy bị ảnh hưởng, bệnh được gọi tủy xương hoặc bệnh bạch cầu tạo tủy.

Đây là những kiểu chung nhất của bệnh bạch cầu :

- Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp là thể thường gặp nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em. Bệnh này cũng gây ra ở người lớn, đặc biệt là ở tuổi 65 hoặc già hơn.

- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ hầu hết thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi hơn 55. Nó thường xảy ra ở người trẻ hơn, nhưng hầu như không bao giờ gây bệnh ở trẻ em.

- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn. Rất ít trẻ em phát triển bệnh này.

- Bệnh bạch cầu tế bào lông là một thể không binh thường của bệnh bạch cầu mạn. Thể loại này và loại bất thường khác của bệnh bạch cầu không được bàn đến ở đây. Dịch vụ thông tin ung thư có thể cung cấp thông tin về chúng.

Bệnh này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt những người tuổi 65 và già hơn.

Các triệu chứng của bệnh máu trắng


Những tế bào bệnh bạch cầu là dị thường không thể làm việc bình thường mà những tế bào máu làm. Chúng không thể giúp đỡ cơ thể đấu tranh chống lại bệnh truyền nhiễm. Vì lý do này, những người mắc bệnh bạch cầu thường dễ bị nhiễm trùng và sốt.

Đồng thời, những người bị bệnh bạch cầu thường có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường. Kết quả là không có đủ hồng cầu để mang oxy tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện này, được gọi là sự thiếu máu, những bệnh nhân có thể trông nhợt nhạt và cảm thấy yếu và mệt. Khi không có đủ tiểu cầu, người bệnh dễ bị chảy máu, bầm tím da.

Như tất cả các tế bào máu, những tế bào bệnh bạch cầu cũng đi khắp cơ thể. Phụ thuộc vào số lượng tế bào dị thường và nơi mà những tế bào này tập trung, những bệnh nhân bệnh bạch cầu có thể có một số triệu chứng.

Trong bệnh bạch cầu cấp, những triệu chứng xuất hiện và trở nên tồi hơn nhanh chóng. Những người mắc bệnh này thường đến khám bác sĩ vì họ cảm thấy ốm đi nhanh chóng. Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những triệu chứng có thể không xuất hiện trong một thời gian dài.  

Khi những triệu chứng xuất hiện, lúc đầu nhẹ, sau đó xấu dần đi. Bác sĩ phát hiện bệnh bạch cầu kinh niên khi khám và làm xét nghiệm máu thường qui, mặc dù trước dóngười bệnh không có bất kỳ những triệu chứng nào.

Các triệu chứng chung của bệnh máu trắng (bệnh bạch cầu):

- Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm khác.

- Yếu và mệt.


- Bị nhiễm trùng thường xuyên.

- Kém ăn và giảm cân.

- Sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to.

- Bầm tím và chảy máu dễ dàng.

- Sưng và chảy máu chân răng.

- Vã mồ hôi , đặc biệt là về đêm.

- Đau khớp và xương.

Trong bệnh bạch cầu cấp, tế bào bất thường có thể tập trung trong não hoặc tủy sống (cũng được gọi là hệ thần kinh trung ương). Kết quả có thể là những bệnh nhức đầu, nôn, lú lẫn, mất kiểm soát cơ bắp, và co giật. 

Trong bệnh bạch cầu, tế bào cũng có thể tập hợp ở tinh hoàn và gây sưng to. Một số bệnh nhân than đau ở mắt hoặc trên da. Bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng bộ máy tiêu hóa, thận, phổi, hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những tế bào máu dị thường có thể từ từ tập hợp trong nhiều bộ phận của thân thể. Bệnh bạch cầu kinh niên có thể ảnh hưởng da, hệ thần kinh trung ương, bộ máy tiêu hóa, thận, và tinh hoàn.

Điều trị máu trắng và tác dụng phụ


Việc điều trị ung thư máu sẽ phá hủy cả tế bào ung thư máu và tế bào bình thường. Kiểm soát để hạn chế tác động của thuốc lên tế bào bình thường chỉ còn tác động lên tế bào ung thư máu để giảm tác dụng phụ của thuốc là một việc rất khó thực hiện.

Ðiều trị ung thư có rất nhiều tác dụng phụ. Chúng phụ thuộc chủ yếu vào loại phác đồ cũng như thời gian điều trị. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau và thậm chí trên cùng một bệnh nhân phản ứng phụ ở đợt điều trị này có thể khác những đợt khác. Nỗ lực của các nhà chuyên môn là giảm tác dụng phụ đến mức tối thiểu.

Các bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ cho bệnh nhân biết và hướng dẫn họ thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hay các biện pháp nào khác để đối phó. Ðiều trị bệnh bạch cầu cấp bằng thuốc

Tác dụng phụ của hoá trị liệu phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc bệnh nhân sử dụng. Ngoài ra, cũng như các phương pháp trị liệu khác, tác dụng phụ ở mỗi người sẽ khác nhau. Thường thì thuốc chống ung thư tác động lên các tế bào đang trong giai đoạn phân chia. 

Các tế bào ung thư có đặc điểm phân chia nhiều hơn tế bào bình thường nên bị tác động bởi hoá trị liệu nhiều hơn. Tuy nhiên một số tế bào bình thường cũng bị phá huỷ. Các tế bào thường hay phân chia gồm tế bào máu; tế bào ở gốc lông, tóc hay ở đường tiêu hoá thường dễ bị phá huỷ. 

Khi hoá trị liệu ảnh hưởng lên tế bào bình thường nó sẽ làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân đối với tình trạng nhiễm trùng và bệnh nhân có thể mất năng lượng và dễ bị bầm tím hay chảy máu. Ða số các tác dụng phụ sẽ hết từ từ trong giai đoạn hồi phục giữa các đợt điều trị và sau khi ngưng điều trị.

Một số loại thuốc chống ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Kinh nguyệt có thể bị rối loạn hay ngưng hẳn và phụ nữ có thể bị triệu chứng mãn kinh như những cơn nóng bừng và khô âm đạo. Nam giới có thể ngưng tạo tinh trùng. 

Vì các biến đổi này có thể là vĩnh viễn nên một số đàn ông chọn cách giữ tinh trùng đông lạnh. Hầu hết trẻ em được điều trị ung thư máu có khả năng sinh sản bình thường khi chúng lớn lên. Tuy nhiên tuỳ theo loại thuốc và liều lượng sử dụng cũng như tuổi mà một số trẻ em trai và gái không thể có con khi họ trưởng thành.

Xạ trị

Bệnh nhân bị xạ trị có thể rất mệt mỏi cho nên nghỉ ngơi là quan trọng nhưng các bác sĩ lại khuyên bệnh nhân vẫn duy trì hoạt động như trước.

Khi được xạ trị trực tiếp lên đầu thì bệnh nhân thường bị rụng tóc. Xạ trị có thể làm cho da đầu tại vùng chiếu xạ bị đỏ, khô, giòn và ngứa. Bệnh nhân nên được hướng dẫn cách chăm sóc da đầu sạch sẽ. Họ không nên sử dụng bất cứ loại nước hoa hay kem thoa lên vùng da chiếu xạ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xạ trị có thể gây buồn nôn, nôn và mất cảm giác ngon miệng. Những tác dụng phụ này là tạm thời và các bác sĩ và y tá có thể đề nghị cách kiểm soát chúng cho đến khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể kéo dài.

Trẻ em (mà đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi) được chiếu xạ ở não có thể ảnh hưởng đến việc học tập. Vì lý do này mà các bác sĩ sử dụng liều xạ trị thấp nhất có thể được và chỉ áp dụng cho những trẻ không thể điều trị bằng hoá trị đơn lẻ. Xạ trị tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như việc sản xuất hormon. Hầu hết những bé trai bị xạ trị tinh hoàn không thể có con sau này và trẻ cần phải sử dụng hormon thay thế.

Ghép tuỷ xương

Bệnh nhân ghép tuỷ xương đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và các tác dụng khác do được hoá trị và xạ trị với một liều lượng lớn.

Ngoài ra bệnh ký chủ thải ghép có thể xảy ra ở người nhận tuỷ ghép từ một người khác cho. Trong bệnh này tuỷ của người cho phản ứng chống lại mô của ký chủ (thường là gan, da và đường tiêu hoá). Bệnh này có thể từ mức độ nhẹ đến trầm trọng và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào sau khi ghép (thập chí vài năm sau). Có thể cho thuốc để làm giảm nguy cơ bệnh này và điều trị những biến chứng do nó gây ra.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ai dễ mắc ung thư máu?

Trong bệnh ung thư máu, tủy xương sản sinh ra bạch cầu với tốc độ nhanh và vượt ra khỏi sự kiểm soát.

Bệnh "máu trắng" hay bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu, có nguồn gốc từ tế bào bạch cầu trong máu. 
Ung thư máu bao gồm rất nhiều khái niệm và phân loại phức tạp, nhưng chủ yếu bao gồm 3 dạng chính là bệnh bạch cầu, lymphoma (sự phát triển quá mức của tế bào lympho, tác động đến hệ thống bạch huyết của cơ thể) và đau tủy (sự tăng sinh quá mức của tế bào plasma - tế bào có chức năng sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể). 
Dựa theo nguồn gốc, người ta chia ra làm 2 loại là bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Dựa theo tốc độ phát triển bệnh, bao gồm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Do đó, bệnh bạch cầu bao gồm 4 loại chính là bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu mạn dòng tủy và bạch cầu mạn dòng lympho.
Tần suất? Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em thường gặp bạch cầu cấp dòng lympho, ở người lớn từ 40 - 60 tuổi thường gặp bạch cầu cấp dòng tủy/ bạch cầu mạn dòng tủy và ở người trên 60 tuổi thường gặp bạch cầu mạn dòng lympho.
Nguyên nhân của ung thư máu? 
Nguyên nhân chính xác vẫn còn chưa được tìm ra, nhưng có sự thúc đẩy của các yếu tố nguy cơ như: tiếp xúc với hóa chất, tia xạ, nhiễm trùng virút EBV, mắc các hội chứng di truyền như Down…
Các triệu chứng của ung thư máu? 
Ban đầu, bệnh ít gây biểu hiện thành triệu chứng, nên bệnh nhân rất khó nhận biết. Các triệu chứng dần về sau sẽ xuất hiện, bao gồm: cảm giác mệt mỏi kéo dài; khi có va chạm thì vết thương chảy máu khó cầm hơn bình thường, có thể tự bầm, tự nổi chấm xuất huyết trên da, phụ nữ thì hay rong kinh, rong huyết kéo dài mà không thấy nguyên nhân thực thể; thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, thời gian hồi phục kéo dài lâu cũng như mức độ bệnh trầm trọng hơn. 
Bệnh nhân có thể thấy nổi hạch, bụng to ra phía dưới sườn trái (vị trí của lách - có nghĩa là lách to ra). Lưu ý rằng các triệu chứng này không đặc hiệu cho ung thư máu, mà cũng có thể có nguồn gốc từ các bệnh lý không phải ung thư. Do đó, khi phát hiện, chúng ta cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Các xét nghiệm để chẩn đoán? 
Bao gồm xét nghiệm máu (thường là xem công thức tế bào máu) và thủ thuật chọc hút tủy xương (thủ thuật gây tê, thường thực hiện ở vùng xương chậu phía sau, thời gian thực hiện nhanh khoảng 5 - 10 phút, mục đích để tìm các tế bàoung thư máu trong tủy dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi).
Điều trị ung thư máu như thế nào? 
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư máu, tùy thuộc vào loại ung thư máu, tuổi tác, các biến chứng và các tình trạng bệnh lý đi kèm của bệnh nhân. Thứ nhất, có thể điều trị bằng hóa trị, tức là sử dụng thước để diệt tế bào ung thư. Thứ hai, có thể sử dụng xạ trị, tức là sủ dụng tia xạ để diệt tế bào ung thư. Các phương pháp trên vẫn có khả năng làm bệnh tái phát, nên trong một số trường hợp, ghép tủy hay ghép tế bào gốc ngoại vi vẫn là biện pháp tối ưu, tuy nhiên chi phí sẽ rất đắt.
Bệnh bạch cầu nói riêng hay bệnh ung thư máu nói chung là một căn bệnh ác tính, để lại nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, cần phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu để có phương án điều trị thích hợp và hiệu quả.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ: bệnh nhiều cha mẹ chưa biết đến


Xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Khi trẻ xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da, chảy máu chân răng, niêm mạc… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra. Vì đấy có thể dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nhiều cha mẹ chưa biết đến.

Người bệnh có thể xuất huyết bất kỳ lúc nào

Đó là trường hợp bệnh nhân N.P.L 6 tuổi mắc chứng giảm tiểu cầu - một căn bệnh về máu vô cùng khó chữa. Theo chia sẻ của mẹ bệnh nhân thì cháu có thể bị xuất huyết bất kỳ lúc nào như chảy máu mũi, tai...

Chị cho biết từ khi sinh ra, L đã ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Lần đầu tiên gia đình thấy cháu có vết thâm ở chân khi cháu bị ngã, nghĩ rằng đó chỉ là những vết thâm tự nhiên khi ngã nên gia đình không mấy quan tâm. Mấy ngày sau cháu L có hiện tượng xuất huyết toàn thân, miệng, mắt và tay chân. Khi cháu tới bệnh viện thì được bác sĩ kết luận xuất huyết giảm tiểu cầu. 

Theo BS Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em và những người trẻ tuổi. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dogiảm tiểu cầu, nhưng phổ biến nhất là do tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Nếu xuất huyết giảm tiểu cầu do tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi, bệnh nhân sẽ mắc các bệnh như: các u máu lớn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virut nặng gây giảm tiểu cầu, tan máu tự miễn kèm theo giảm tiểu cầu, bệnh luput ban đỏ... 

Nếu xuất huyết giảm tiểu cầu do giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương, bệnh nhân dễ bị suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như ung thư di căn tủy... Xuất huyết giảm tiểu cầu khá phổ biến ở trẻ em, chủ yếu là do giảm số lượng tiểu cầu ở máu ngoại vi. 

Bệnh thường có khởi phát từ từ kín đáo với sự xuất hiện của các nốt xuất huyết chấm đỏ hoặc bầm tím, hay xuất huyết do xây xước nhẹ trên da, không kèm theo sốt, thiếu máu, sưng hạch hoặc các biểu hiện toàn thân khác. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng, cần có các biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, não dễ gây tử vong cho người bệnh. 

Đặc biệt, xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường có diễn biến cấp tính. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên, nên sớm đưa trẻ đi khám chuyên khoa huyết học để có hướng xử trí thích hợp.

xuất huyết giảm tiểu cầuCác chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da, chảy máu chân răng, niêm mạc… có thể dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ. Ảnh minh họa     

Dấu hiệu nhận biết bệnh giảm tiểu cầu

Theo BS Hiền, dấu hiệu chung nhất của bệnh là hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng, tai…

Nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh). Khi bị xuất huyết, người bệnh cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu. 

Theo BS Hiền, tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ.

Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết. 

Tiểu cầu người bình thường là 150 - 500G/l, nếu khi thấy triệu chứng trên, bệnh nhân đi tổng phân tích tế bào máu (xét nghiệm máu tại các bệnh viện) mà tiểu cầu đạt 100G/l thì nghĩ tới việc giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, do các gia đình thường không biết về bệnh nên khi trẻ nhập viện thường tiểu cầu rất thấp, có trẻ đạt tiểu cầu ở mức 5G/l và phải cấp cứu, truyền tiểu cầu gấp.

BS Hiền lưu ý tiểu cầu làm nhiệm vụ đông cầm máu, khi thấp quá thì khả năng đông, cầm máu chậm. Nếu bệnh nhân có va chạm mạnh dẫn đến chấn thương, sinh nở, chảy máu thì rất nguy hiểm. 

Đây là bệnh điều trị lâu dài, bệnh nhân được truyền tiểu cầu kết hợp với dùng thuốc, thăm khám bệnh viện đều đặn hàng tháng. Để bệnh giảm thì bệnh nhân cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn, tránh va chạm, tổn thương...

Bệnh nhân hạn chế vận động, tránh va chạm, giữ vệ sinh răng miệng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những thức ăn gây xước niêm mạc miệng, lưỡi... theo dõi tình trạng xuất huyết, mức độ mất máu để có phương án điều trị kịp thời. 


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Dấu hiệu bệnh ung thư máu và cách điều trị


Hầu hết các bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Các tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu cơ bản là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Những tế bào máu ung thư, ngăn chặn máu thực hiện nhiều chức năng của mình như đánh nhiễm trùng, cầm máu khi bị chảy máu hoặc cản trở tủy xương sản xuất các tế bào máu bình thường.
Các loại ung thư máu
Có ba nhóm chính của ung thư máu gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng. Đây là tế bào có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Bệnh phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Tuy nhiên, 1/3 số bệnh ung thư ở trẻ em dưới 14 tuổi là bệnh bạch cầu.
Bệnh bạch cầu cấp tính xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Bệnh bạch cầu cấp tính có nghĩa là cơ thể đang sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành "làm tắc nghẽn" tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để có một hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.
Bệnh bạch cầu mãn tính phát triển từ từ và có nghĩa là cơ thể đang sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng đang hoạt động bình thường. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ". 
Đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết.
Ảnh minh họa: ladything
Hầu hết các bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Ảnh minh họa: Ladything.
Lymphoma
Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.
Nam và nữ đều có thể bị ung thư hạch. Lymphoma cũng là loại phổ biến thứ ba của bệnh ung thư ở trẻ em. Những người có HIV tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư hạch hơn những người không có HIV.
Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này cũng tồn tại lâu hơn. Tình trạng quá tải này làm tổn hại hệ thống miễn dịch. Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.
Đa u tủy
Đa u tủy là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương và tạo ra các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Đa u tủy liên quan hơn với tuổi tác. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người trên 67 tuổi. Nó cũng phổ biến hơn ở nam giới hơn nữ giới.
Trong đa u tủy số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma bất thường tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân ung thư máu
Hiện nguyên nhân gây ung thư máu chưa được biết rõ. Người ta chỉ ghi nhận một số yếu tố có liên quan với sự phát triển của nó. Nhiều bệnh ung thư máu phổ biến hơn ở những người già. Một số có yếu tố gia đình. Một số bệnh nhiễm trùng cũng xuất hiện để làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư máu, cũng như sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Một số triệu chứng của bệnh ung thư máu
Ung thư máu có thể sản xuất một loạt các triệu chứng, hoặc không có gì cả.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư máu:
- Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên.
- Gãy xương (tự phát hoặc do chấn thương).
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím.
- Gan to, lách to, hạch to.
- Mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.
- Nhiễm trùng thường xuyên, đi tiểu thường xuyên.
- Buồn nôn, đổ mồ hôi đêm, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Điều trị bệnh ung thư máu
Phương pháp điều trị thông thường là hóa trị, xạ trị và trong một số trường hợp là ghép tủy xương.
Hóa trị
Hóa trị liệu bao gồm việc uống các loại thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị liệu được thiết kế để tấn công các tế bào ung thư phát triển và nhân nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số tế bào khỏe mạnh có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị, điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi và rụng tóc.
Nếu đang chuẩn bị cho việc ghép tủy xương, bệnh nhân cũng sẽ cần hóa trị liệu để đè nén hệ thống miễn dịch và ngăn chặn nó tấn công các tế bào mới được ghép vào cơ thể.
Xạ trị
Xạ trị hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng cao X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể  ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho. Xạ trị cũng có thể gây tổn hại các tế bào bình thường, có thể gây ra tác dụng phụ.
Ghép tế bào gốc
Bởi vì hóa trị và xạ trị có thể sẽ chỉ giết chết các tế bào máu khỏe mạnh, bệnh nhân có thể được ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép tế bào gốc cho phép cơ thể của bệnh nhân sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh mới. Các tế bào gốc có thể đến từ người cho. Bệnh nhân được ghép tế bào gốc phải được giám sát để đảm bảo rằng cơ thể của họ sẽ không thải trừ chống lại các tế bào gốc mới được ghép vào cơ thể.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đừng lo lắng khi trẻ bị u máu

U máu – dị dạng mạch máu bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự hết hoặc sẽ thoái triển khi trẻ được 4 – 5 tuổi.

Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng rất nhiều cha mẹ xót con, nóng lòng chạy chữa đã khiến không ít trường hợp tiền mất – tật mang.
U máu hay gặp ở trẻ nhỏ và có thể tự khỏi sau khi bé được 4,5 tuổi. Ảnh minh họa: internet
Con mắc bệnh, cha mẹ chạy tứ phương
Chị Hạnh (25 tuổi, ngụ Q.1, TPHCM) vừa sinh con gái đầu lòng được hai ngày đã phát hiện giữa trán của bé xuất hiện vết mụn rùi son bằng hột mè, ai đến thăm cũng khen bé sau này giàu to khiến bà mẹ trẻ vui lây. Nhưng chưa được hai tháng, mụn rùi son phát triển nhanh không ngừng, giờ đã to bằng trái trứng cút. 
Quá lo lắng, chị Hạnh đưa con đi khám khắp nơi, từ BV Nhi Đồng 2 đến BV Da Liễu. Tuy các bác sĩ đều khẳng định đây là u lành, sẽ tự hết khi bé được 4, 5 tuổi nhưng vợ chồng chị Hạnh vẫn không yên tâm.
Không thể ngồi chờ con tự khỏi bệnh, ai bày gì chị Hạnh cũng làm theo, từ đắp các loại lá trầu, lá nhàu, đinh lăng đến các loại thuốc Bắc… đến nỗi chiếc mụn sưng tấy, bé sốt cao. Lúc này chị Hạnh mới hoảng hồn đưa con nhập viện cấp cứu.
Lúc mới sinh, bé Trang (1 tuổi, ngụ Q.7, TPHCM) không có biểu hiện gì trên mặt. Thế nhưng 3 tháng sau, giữa gò má của bé nổi lên cục u cứng như bị té ngã. Khi biết con bị bướu lành, sẽ tự khỏi hoặc muốn nhanh có kết quả thì có thể điều trị bằng lazer. 
Xót con, cha mẹ bé Trang quyết định đưa con sang Singapore để chạy chữa. Chưa biết kết quả như thế nào, nhưng cứ hai tháng/lần, cha mẹ bé tốn một chi phí khoảng 3.000 USD để đưa con tái khám và điều trị.
Cha mẹ đừng quá lo lắng
Theo BS Hoàng Văn Minh - Giám đốc Trung tâm U máu, Đại học Y Dược TPHCM: U máu có hai dạng, một do dị dạng mạch máu (bớt đỏ), hai là do tăng sinh mạch máu (là những khối u nhỏ trên bề mặt da). Dạng bớt đỏ là dạng bẩm sinh, sẽ phát triển, lan rộng trong suốt cuộc đời của trẻ và không tự nhiên mất đi.
Còn u do tăng sinh mạch máu thường xuất hiện sau khi sinh vài ngày, lớn nhanh và nhô cao trong khoảng chín tháng đầu, sau đó lớn chậm lại và giảm dần khi trẻ 12 - 18 tháng. Loại u này có thể tự mất khi trẻ được tám - chín tuổi mà không cần bất kỳ can thiệp nào.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở các vị trí như mắt, mũi, miệng thì dễ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không can thiệp kịp thời, nó có thể để lại di chứng như sẹo xấu, sợi xơ mỡ hoặc giãn mạch trên bề mặt da.
Theo BS Minh, trước đây có nhiều biện pháp như phẫu thuật, chích xơ, dán đồng vị phóng xạ (P32)… Tuy nhiên những cách này sẽ để lại sẹo xấu. Ngày nay có thể dùng thuốc như Timolon, điều trị bằng lazer, thoa hoặc uống thuốc chẹn Beta… Số lần điều trị tùy thuộc vào mức độ, kích thước của từng loại u.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

U máu có nguy hiểm đến tính mạng?

Các bác sĩ thường nhầm lẫn u máu với dị dạng mạch máu và cho rằng chúng có thể tự khỏi.

PGS.TS Phạm Lê An - ĐH Y Dược TPHCM đã trả lời các thắc mắc của nhiều người về bệnh u máu.
Thưa PGS, các chuyên gia cho biết, các bác sĩ thường nhầm lẫn u máu với dị dạng mạch máu. Ý kiến của PGS về vấn đề này?
Đúng là như vậy, trong chăm sóc ban đầu, các bác sĩ thường nhầm lẫn u máu với dị dạng mạch máu, thường cho rằng u máu lành tính tự khỏi và bỏ qua các u máu ở vị trí đặc biệt hay trong giai đoạn phát triển có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. U máu cần được khám, theo dõi và xử trí sớm.
Vậy PGS có thể cho biết làm sao để phân biệt u máu với dị dạng mạch máu?
Trẻ bị u máu điều trị tại Trung tâm U máu ĐH Y Dược TPHCM.
U máu đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạch. U máu trẻ em là một dạng u máu thường gặp, có khoảng 30% số bệnh nhân là sơ sinh.
Bệnh thường phát sinh sau khi sinh và phát triển qua ba giai đoạn đặc trưng: giai đoạn tiến triển từ khi sinh đến 8-12 tháng, giai đoạn ổn định trong 1-1,5 năm, giai đoạn thoái triển đến khi đứa trẻ 8-10 tuổi.
Bệnh gặp ở trẻ gái nhiều gấp đôi so với trẻ trai. Tỷ lệ bệnh ở trẻ da trắng cao gấp 3 lần so với trẻ da màu và bệnh không có tính di truyền. Bệnh u máu ở trẻ em được thể hiện dưới ba dạng lâm sàng: u máu trong da, dưới da và hỗn hợp.
Các bệnh dị dạng mạch máu đặc trưng bởi phát triển bất thường của tất cả các loại mạch máu (mao mạch, động mạch, tĩnh mạch, bạch huyết) trong thời kỳ bào thai. Các bệnh lý này có thể phát hiện ngay khi sinh và phát triển tương ứng cùng với trẻ.
Bệnh được đặt tên theo thành phần mạch bị tổn thương chính, như: dị dạng mao mạch, dị dạng động mạch, dị dạng tĩnh mạch... hay các thể dị dạng phối hợp nhiều thành phần như dị dạng 
Diễn tiến hai bệnh này như thế nào và có nguy hiểm không?
Nốt ruồi son cũng là một dạng của u máu. Khoảng 60% các trường hợp không xuất hiện khi sinh ra. Lúc mới sinh, tổn thương thường nhỏ và không tạo ấn tượng.
U máu tiến triển có 2 giai đoạn: tăng sinh và thoái triển. Tổn thương có thể biểu hiện giống như những vết, mảng màu trên da hoặc những vùng giãn mạch khu trú, xuất hiện sớm ngay sau khi sinh, u máu tiến triển tăng sinh nhanh và rầm rộ, giai đoạn này kéo dài vài tháng.
Giai đoạn tăng sinh này liên quan đến sự tăng sinh mạnh mẽ của tế bào nội mô dưới sự kích thích của hoóc-môn và không hình thành lòng mạch. Trong tổ chức khối u, tế bào nội mô và nguyên bào sợi tăng sinh mạnh. Thường diễn ra trong vòng 3 tháng, nhưng có khi diễn ra trong vòng 6 tháng với u máu nông, 8-10 tháng với u máu sâu.
Trong giai đoạn này, 80% u máu tăng gấp đôi kích thước trong đó khoảng 5% phát triển ồ ạt, có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ của trẻ. Tỷ lệ tử vong lên tới 20-30%.
Giai đoạn thoái triển, một u máu điển hình sẽ bắt đầu thoái triển từ tháng thứ 10 sau khi sinh và 50% các tổn thương sẽ hoàn toàn biến mất sau 5 năm. Bệnh u máu chủ yếu được điều trị nội khoa bảo tồn.
Đối với các bệnh dị dạng mạch máu thường có biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết nặng trước và trong phẫu thuật, nên cần được điều trị phối hợp bằng hai phương pháp: tắc mạch và phẫu thuật.
Vậy cần phải xử trí bệnh u máu như thế nào thưa PGS?
Trong quá trình phát triển, u máu có thể gây các tổn thương như: loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch máu. Đặc biệt các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ.
Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ, điều trị sớm cho kết quả tốt.
Về chuyên môn, tia laser xuyên thấu dễ hơn. Bệnh nếu để lâu có thể gặp biến chứng lỡ loét. Hơn nữa, khi u còn nhỏ, chưa tiếp xúc ánh sáng nhiều, dễ điều trị hơn. Bởi nếu u hấp thu ánh sáng nhiều sẽ làm giảm hấp thu tia laser trong điều trị.
Khi trẻ ba, bốn tháng tuổi mà phát hiện có dấu hiệu u máu thì nên tránh đem phơi nắng. Lúc này cần đem bé đến điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện càng sớm điều trị ít khi để lại sẹo. Không nên quan niệm rằng tất cả u máu đều tự khỏi, không cần điều trị vì có một số u máu lớn, vị trí đặc biệt có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí cả tính mạng của trẻ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những món ăn cần tránh và nên ăn với người ung thư máu

Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm đối với hệ thống máu nói riêng và sức khỏe nói chung.

Bệnh này thường có tỷ lệ tử vong rất cao. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ tốt cho bệnh nhân bị ung thư máu.

Bệnh nhân ung thư máu cần tránh những thực phẩm sau:
Không nên ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm hoặc thức uống có chứa chất kích thích. Không nên hút thuốc, uống rượu. Ăn các loại thịt như chó, dê, các loại hải sản.
Không nên ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thức ăn cay, nóng, hạn chế tối đa ăn các loại cá đặc biệt là loại cá nhiều xương, các thực phẩm cứng, tránh gây tổn thương dẫn đến chảy máu nướu, chảy máu đường ruột.
Ăn những thức ăn tươi, không nên ăn thức ăn để quá lâu.
Ăn trái cây nên gọt sạch vỏ và cần chú ý cao về vấn đề vệ sinh thực phẩm.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh có một cơ thể khoẻ mạnh hơn để có thể tiếp nhận quá trình điều trị và hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Võ Thị Ngọc Nữ - diễn viên múa có nụ cười tỏa nắng.
Võ Thị Ngọc Nữ - diễn viên múa có nụ cười tỏa nắng bị mắc căn bệnh ung thư máu quái ác.
Món ăn tốt với người bệnh ung thư máu


Cà rốt
Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, hãy bổ sung ngay cà rốt trong thực đơn hàng ngày của bạn. Không có loại hoa, quả, củ nào chứa nhiều carotene (tiền vitamin A) như cà rốt. Lượng carotene ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa dễ dàng thành vitamin A ở ruột và gan. Ngoài ra, cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi Pectin (giúp hạ cholesterol máu).
Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, Phenolic acid, Glutathione... đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như tim mạch, ung thư...
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều acid folic giúp tái tạo DNA một cách hợp lý và bảo vệ DNA luôn ổn định trong suốt quá trình xạ trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, biotin, niacin và vitamin B6 là những dưỡng chất rất có ích trong việc chống ung thư.
Sữa ong chúa
Sữa ong chúa cũng rất tốt cho bệnh nhân ung thư máu, việc uống sữa ong chúa có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư máu

Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư máu.

Đau bụng
Đau bụng là một trong các triệu chứng của bệnh ung thư máu. Đó là kết quả của việc những tế bào ung thư máu tích tụ trong thận, gan và lá lách, khiến cho bụng to ra. Dạ dày đau thường kết hợp đánh mất vị giác và sút cân.
Dễ bị bầm tím
Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư máu là dễ dàng bị bầm tím và chảy máu không kiểm soát được. Điều đó xảy ra bởi các tế bào máu bình thường liên tục bị đổi thay qua nhóm tế bào bạch cầu non bất thường. Điều đó làm cho các tiểu cầu (yếu tố làm đông máu) bị mất đi, và máu không thể đông lại.
Khó thở
Với bệnh bạch cầu cấp tính tế bào T, nhóm tế bào ung thư có xu thế bao quanh tuyến ức, gây đau đớn và khó thở. Các triệu trứng khác là thở khò khè và ho.
Mệt mỏi
Do sự mở rộng không kiểm soát được của các tế bào ung thư, bệnh nhân hay thấy mệt mỏi và yếu ớt ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi.
Đau xương
Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương - nơi sản xuất ra các tế bào máu.
Chảy máu cam
Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, tuy nhiên, nhiều người thường xem nhẹ hiện tượng bệnh lý này. Thông thường, chảy máu cam xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay.
Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu - tế bào có tác dụng cầm máu.
Sốt cao thường xuyên
Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu mất dần khả năng tiêu diệt và kháng cự vi khuẩn từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể.
Chính vì thế, cơ thể thường xuyên bị vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cảnh giác thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

PGS.BS Vũ Lê Chuyên cho biết, thiếu máu trong bệnh suy thận thường tiến triển qua thời gian dài nên dù thiếu máu ở mức độ nặng bệnh nhân vẫn chịu đựng được, không có triệu chứng hoặc ít. 
Khi triệu chứng xuất hiện đầy đủ, bệnh nhân thường đã suy thận mạn ở giai đoạn cuối. Việc phát hiện và điều trị sớm thiếu máu ở bệnh nhân suy thận là một trong những vấn đề quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.
Ảnh minh họa: nccdn
Ảnh minh họa: BloodViscosity.
Theo kết quả báo cáo tình trạng thiếu máu gần đây tại Khoa Thận Nhân tạo, BV Bạch Mai, 52,5% bệnh nhân thiếu máu nhẹ, 25,2% thiếu máu vừa và 5,4% thiếu máu nặng. Thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính làm gia tăng gánh nặng bệnh lý tim mạch, là chỉ điểm tiên lượng độc lập trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do tim. Tần suất thiếu máu trong bệnh thận mạn cao và tình trạng thiếu máu nặng lên thêm cùng với sự suy giảm chức năng thận.
Theo PGS Vũ Lê Chuyên, bệnh nhân thiếu máu sẽ có một số triệu chứng lên nhiều cơ quan. Các triệu chứng này chỉ gợi ý, không giúp khẳng định chắc chắn các bệnh nhân bị thiếu máu. Các triệu chứng thiếu máu thường bao gồm:
- Tim mạch: Hồi hộp, đánh trống ngực. Khi thiếu máu nặng có biểu hiện suy tim hoặc suy tim nặng thêm, làm bệnh nhân mệt, khó thở.
- Thần kinh: Giảm trí nhớ, kém tập trung, hay quên, ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngất...
- Tiêu hóa: Chán ăn, ăn chậm tiêu, lưỡi đau rát do viêm lưỡi.
- Da xanh xao, nhợt nhạt, lưỡi mất gai, móng khô bóng, tóc khô, dễ gãy, dễ rụng.
- Sinh dục: Nam bị bất lực, giảm ham muốn; nữ vô kinh hoặc ít kinh.
- Cơ xương khớp: Đau, mỏi cơ.
Theo PGS Vũ Lê Chuyên, điều trị thiếu máu là một trong các mục tiêu quan trọng nhằm điều trị bảo tồn suy thận mạn, kéo dài thời gian chờ thận nhân tạo, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng tim mạch, giảm tần suất nhập viện, làm chậm tiến triển suy thận mạn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Thiếu máu được chẩn đoán nhờ xét nghiệm công thức máu. Nguyên tắc điều trị thiếu máu hiện nay là bổ sung Erythropoetin theo liều của bác sĩ, bổ sung sắt (dạng uống, truyền tĩnh mạch), bổ sung acid folic, kẽm, vitamin, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, điều trị tốt biến chứng cường phó giáp trạng, lọc máu nếu suy thận nặng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thiếu máu - Triệu chứng thường gặp khi bị suy thận mạn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu như suy dinh dưỡng, hồng cầu bị phá huỷ quá nhiều, chức năng tạo máu của tuỷ gặp trở ngại, mất máu.

Những bệnh nhân suy thận mạn cũng bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Thiếu máu - Triệu chứng thường gặp khi bị suy thận mạn
Khi bị suy thận, mức độ thiếu máu luôn song hành với mức độ tổn thương của thận.
Truy tìm nguyên nhân
Suy dinh dưỡng: Người bệnh suy thận mạn bị suy nhược do có khẩu phần ăn ít mỡ, sự tạo thành protein trong cơ thể giảm thiểu nhưng trong nước tiểu lại có một lượng lớn protein bị thải ra ngoài, thêm vào nữa là phần lớn người bệnh đều chán ăn, khả năng hấp thụ của ruột cũng kém, kết quả là những chất tạo máu như Fe, acid folic, protein không đủ cung cấp cho cơ thể. Những yếu tố này khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, từ đó dẫn tới thiếu máu.
Lượng hồng cầu tạo ra bị suy giảm: Trong kỳ cuối của bệnh thận, thực chất thận chịu sự phá huỷ rất nghiêm trọng, chức năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu của thận giảm, tác dụng của chất hình thành hồng cầu tuỷ yếu đi khiến quá trình sản sinh và trưởng thành của hồng cầu gặp trở ngại, từ đó dẫn tới chứng thiếu máu.
Tốc độ phá huỷ hồng cầu tăng lên: Khi bị suy thận mạn tính, lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất được bài tiết ra ngoài cơ thể con người ít đi, nồng độ máu tăng cao. Những chất này làm gia tăng tốc độ phá huỷ hồng cầu khiến tuổi thọ của hồng cầu bị rút ngắn dẫn tới thiếu máu.
Mất máu mạn tính: Với những người bị chứng nhiễm độc nước tiểu, những chất thải và chất có nguồn gốc acid không thể tự bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, chúng một mặt khiến chức năng đông máu có biểu hiện dị thường, mặt khác lại khiến các mao mạch máu càng giòn hơn. Người ta gọi những vật chất này là những độc tố gây nên bệnh nhiễm độc nước tiểu. 
Dưới tác dụng của những độc tố này, người mắc bệnh nhiễm độc nước tiểu thường có triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và xuất huyết dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu máu.
Những hệ luỵ do thiếu máu gây ra
Thiếu máu trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, đột quỵ, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… 
Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não… 
Theo thống kê, tỷ lệ suy thận mạn (giai đoạn 3 - 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Ước tính theo dân số Việt Nam với tỷ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mạn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Thiếu máu là do bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối gây ra nên được gọi là thiếu máu do bệnh thận; tính chất thiếu máu là do thiếu sắt hoặc do tiểu bào thiếu sắc tố. Mức độ thiếu máu luôn song hành với mức độ tổn thương của thận, ở những người suy thận nặng, thiếu máu rất trầm trọng.
Như trên đã nói, thiếu máu do suy thận mạn tính có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối... Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dưỡng chất tạo máu, đồng thời phải điều trị tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, mất máu (nếu có)… song song với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons