Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Nhóm máu nào dễ mắc bệnh tim nhất?

Trong nghiên cứu mới đây của Viện Y tế quốc gia Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi khoảng 50.000 người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi ở Đông Bắc Iran trong thời gian 7 năm. Họ phát hiện ra những người không có nhóm máu O chỉ chiếm 9% qua đời vì nguyên nhân sức khỏe yếu, 15% qua đời vì bệnh tim mạch.
Ngoài ra, trong nghiên cứu này các nhà khoa học cũng tiến hành kiểm tra nhóm máu của của các đối tượng xem có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày, họ phát hiện ra rằng những người có nhóm máu A, B hay AB tăng 55% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người nhóm máu O.
Những người có nhóm máu A, B hoặc AB có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tuổi thọ ngắn hơn so với nhóm máu O.
Những người có nhóm máu A, B hoặc AB có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tuổi thọ ngắn hơn so với nhóm máu O.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng trấn an rằng, kết quả nghiên cứu này không có nghĩa là những người khác nhóm máu O phải quá bận tâm, bởi nguy cơ bệnh tim và tuổi thọ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm cả tập thể dục, sức khỏe thể chất tổng thể...các chuyên gia nhấn mạnh.
Trước đó, một nghiên cứu năm 2012 thuộc ĐH Y tế cộng đồng Harvard tại Boston, Mỹ) cũng đã phát hiện kết quả tương tự sau khi phân tích các chỉ số cơ thể, tuổi tác chế độ ăn uống của 90.000 người (ở độ tuổi từ 30-75) trong vòng 20 năm. Theo đó, những người có nhóm máu A, B hoặc AB sẽ dễ mắc bệnh tim hơn so với những người thuộc nhóm máu O.


Thuốc tan cục máu đông trong lòng mạch

Tiến trình thành lập cục máu đông sẽ được khởi phát khi dòng chảy của máu tiếp xúc với những chất hóa học khác nhau được gọi là yếu tố mô.
Thuốc tan cục máu đông trong lòng mạch
Các chất này tồn tại trong da hoặc thành mạch máu. Các chất này bình thường không tiếp xúc dòng máu, nó chỉ tiếp xúc dòng máu khi mạch máu bị vỡ và chảy máu ra khỏi thành mạch. 
Phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não xảy ra từ hậu quả của thành lập cục máu đông đột ngột từ mảng xơ vữa cholesterol ở bên trong động mạch của tim hoặc não. 
Khi mảng xơ vữa vỡ ra đột ngột, các yếu tố mô bên trong mảng xơ vữa sẽ tiếp xúc với dòng máu, khởi phát tiến trình thành lập cục máu đông. Cục máu đông cũng thành lập khi dòng máu chảy quá chậm chạp. 
Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim bất thường làm cho máu ứ đọng lại trong buồng tim, tình trạng này gây hình thành cục máu đông. Sự bất động lâu ngày gây ra chậm dòng máu ở chi, làm tăng nguy cơ tạo thành cục máu đông ở những tĩnh mạch chân.
Chất làm tan cục máu đông còn được gọi là liệu pháp tiêu sợi huyết, đây là biện pháp điều trị làm tan cục máu đông nguy hiểm trong lòng mạch, cải thiện dòng chảy mạch máu, bảo vệ mô và cơ quan của cơ thể. 
Chất tiêu sợi huyết cũng có thể được tiêm vào mạch máu hoặc tiêm trực tiếp vào cục máu đông thông qua một ống thông mạch máu. Thuốc tiêu sợi huyết thường được dùng trong điều trị cấp cứu mà cục máu đông gây tắc hoàn toàn mạch máu nuôi dưỡng tim và não, đó là những lý do chính gây nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não dạng thiếu máu, hoặc ở những động mạch ở phổi (thuyên tắc phổi cấp tính).


Rối loạn sinh tủy: Bao nhiêu ca ghép tủy đã thành công?


Thực hiện ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu cho một bệnh nhân (Ảnh: Tuổi trẻ)

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về việc ghép tủy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS Võ Thị Thanh Bình – Trưởng khoa Ghép tế bào gốc (Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương).
Tỷ lệ thành công tính được 70 – 80% tùy từng nhóm bệnh
ThS Võ Thị Thanh Bình cho biết: “Hiện tại, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiến hành ghép tự thân, ghép đồng loại.
Trong giai đoạn vừa qua, kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị bệnh ung thư máu có nguồn tế bào gốc là từ anh chị em ruột phù hợp về HLA (HLA - hệ kháng nguyên bạch cầu người).
Một số nhỏ những trường hợp bước đầu ghép phù hợp HLA một nửa, cộng với bắt đầu triển khai ghép máu cuống rốn. Nhưng tất cả mới là bắt đầu”.
Phương pháp ghép tủy có nguồn tế bào gốc từ bố mẹ vẫn có thể sử dụng được nhưng phụ thuộc vào nhóm ghép nửa hòa hợp.
Ở Việt Nam, nguồn tế bào gốc được sử dụng từ người ngoài để ghép tủy chưa thực hiện, nhưng trên thế giới phương pháp này đã được triển khai thành công.
Hơn nữa, khả năng thành công của ghép tủy phụ thuộc nhiều yếu tố như bệnh, giai đoạn ghép, nguồn tế bào gốc, tuổi người cho…
“Bệnh nhân nhiều tuổi, thể trạng kém thì không thể ghép tủy. Vì về bản chất, chúng tôi phải dùng hóa chất liều cao. Với những người như thế thì khó dung nạp” – ThS Bình nói.
Tính tới thời điểm này, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương ghép tủy được 145 ca, tỷ lệ thành công tính được 70 – 80% tùy từng nhóm bệnh.
Với các ca ghép tủy không thành công, theo ThS Bình, điều mà cả thế giới và Việt Nam đều phải chấp nhận đó là, tỷ lệ tử vong liên quan đến ghép là 20 – 30%.
Vị này nhấn mạnh: “Trên thế giới đã thử nhiều biện pháp để cải tiến phác đồ hóa chất và tiến hành ghép tủy cho bệnh nhân, rồi vấn đề chăm sóc, thuốc mới, theo dõi… nhưng vẫn phải chấp nhận tỷ lệ như trên.
Với những người cao tuổi (trên 60 tuổi), trên thế giới như Nhật hoặc Mỹ vẫn có thể ghép tủy. Ví dụ, họ dùng phác đồ giảm cường liều để bớt độc tính đối với bệnh nhân.
Tuy nhiên, họ vẫn phải chấp nhận tỷ lệ tử vong như thế!”.
Vấn đề ghép tủy được đặt lên hàng đầu
Theo chia sẻ của ThS Bình, sau khi ghép tủy, về mặt y văn, sức khỏe người hiến tủy không bị ảnh hưởng. Ở một số nước trên thế giới, việc ghép tủy đã được thực hiện thành công từ khoảng 60 năm trước.
Với người nhận tủy, nếu không có biến chứng gì sau ghép thì chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện tốt hơn.
Đương nhiên, so với người bình thường (có nghiên cứu của người nước ngoài), về lâu dài, chỉ số, tỷ lệ về nguy cơ ung thư của người ghép tủy cao hơn so với người bình thường khỏe mạnh.
Nguyên nhân là do họ phải dùng hóa chất. Thêm nữa, trước đó có những bệnh nhân phải dùng hóa chất điều trị bệnh” – ThS Bình nói.
Thực tế, so với nhóm bệnh nhân ghép tạng, những bệnh nhân ghép tủy nếu thành công thì chất lượng cuộc sống của họ tốt hơn.
Đối với bệnh rối loạn sinh tủy, vấn đề ghép tủy được đặt lên hàng đầu” – đó là khẳng định của ThS Võ Thị Thanh Bình.
Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiến hành ghép tủy thành công cho trường hợp rối loạn sinh tủy với bệnh nhân cao tuổi nhất là một phụ nữ 51 tuổi. Trường hợp này, người hiến tủy là em gái.


Không phải cứ thiếu máu là dùng thuốc bổ máu có sắt

Sắt là thành phần quan trọng để sản sinh hồng huyết cầu và thiếu sắt thường dẫn đến thiếu máu. Thông thường, chất sắt được các bữa ăn hàng ngày cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể. Nhưng với người suy dinh dưỡng, bị mất máu nhiều… có thể bị thiếu chất sắt. 
Do thiếu sắt, cơ thể không đủ nguyên liệu để tạo ra huyết sắc tố (hemoglobin) của hồng huyết cầu dẫn đến thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, nhưng chỉ nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt mới nên dùng các thuốc có chất sắt nói chung, tot’ hema nói riêng. 
Những người bị thiếu máu thiếu sắt ngoài tên thuốc bạn hỏi (thuốc bào chế dưới dạng dung dịch phối hợp với một số chất khác) còn có thể dùng các loại viên thuốc chứa chất sắt đơn thuần như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalat…
Không phải cứ thiếu máu là dùng thuốc bổ máu có sắt
​Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, có một số bệnh thiếu máu không do nguyên nhân thiếu sắt mà do các nguyên nhân phức tạp khác (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie do suy tủy…) thì không được dùng tot’ hema nói riêng, các thuốc bổ máu có chất sắt nói chung bởi nếu dùng các loại thuốc này, lượng sắt trong máu tăng lên có thể gây nhiều biến chứng khác như xơ gan, đái tháo đường, lắng đọng sắt ở phổi, thận… 



Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Huyết thanh là gì?

Máu được chia làm 2 phần: Phần hữu hình và vô hình.
Phần hữu hình là 3 loại tế bào nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Đó là: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Phần không nhìn thấy dưới kính hiển vi là huyết tương, có màu vàng trong chứa các chất vô cơ như các ion kali, natri, can xi. magnesie, phospho...Các chất hữu cơ như protein, cacbohydrate, acid béo, fibirinogen...
Bạn để một giọt máu lên lam kính. Chừng 5-7 phút sau cục máu đông lại. Đó là do các sợi fibrin tạo thành một lưới giam hãm các huyết cầu tạo thành cục máu đông. Bạn lại nhìn thấy một chút nước màu vàng nhạt rỉ ra ở cục máu đông. Đó là huyết thanh.

Huyết thanh là gì?

Những chất có độ pH giống như máu được gọi là huyết thanh. Ví dụ: huyết thanh ngọt 5% chứa 5g gluco trong 100 ml nước, huyết thanh mặn chứa 0,9% natriclorure dùng để truyền cho những người bị tiêu chảy, mất nước và mất muối.
Bản thân huyết thanh là từ thông dụng, nó không bao hàm ý nghĩa bệnh tật. Vì thế bạn hỏi"có nguy hiểm gì không" tức là bạn chưa hiểu hoặc bác sĩ ghi "huyết thanh đục" muốn chỉ lượng triglycerid (một loại mỡ trong máu) tăng làm cho huyết thanh không trong nữa mà bị đục.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

​Năm nhóm rối loạn sinh tủy


Thực hiện ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - Ảnh: L.Th.H.
Thực hiện ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu cho một bệnh nhân tại BV Truyền máu huyết học TP.HCM - Ảnh: L.Th.H.
TS.BS Huỳnh Nghĩa - phó chủ nhiệm bộ môn huyết học Đại học Y dược TP.HCM - cho biết: Rối loạn sinh tủy là bệnh rối loạn từ tế bào gốc trong tủy xương. Rối loạn này tạo ra những tế bào bị kém chức năng.
Cụ thể với dòng hồng cầu khi tế bào bị kém chức năng sẽ dẫn đến thiếu máu, với dòng bạch cầu sẽ dẫn đến giảm sức đề kháng của cơ thể, với dòng tiểu cầu sẽ không thực hiện được chức năng đông máu.
Rối loạn sinh tủy là cơ cơ sở để các đột biến của tế bào xảy ra. Các đột biến này có thể đột biến ngay tại các dòng của tế bào gốc và nó thường làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể rồi gây mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn gen và nhiều thứ khác.
Dẫn đến bệnh nặng hơn
Đáng tiếc là tại VN đa số bệnh nhân bị rối loạn sinh tủy đều được chẩn đoán rất trễ và đã ở nhóm thiếu máu nhiều hoặc giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu nhiều.
TS.BS Huỳnh Nghĩa

Triệu chứng của bệnh này diễn tiến rất âm thầm, thường chỉ bắt đầu bằng biểu hiện người thấy mệt mỏi, sụt cân, sốt dai dẳng, làm việc không hiệu quả. Từ từ bệnh mới diễn tiến đến tình trạng thiếu máu, nặng hơn là bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng rồi mới bị giảm tiểu cầu, xuất huyết.
Cần lưu ý, rối loạn sinh tủy là cơ sở ban đầu để dẫn đến những bệnh lý nặng hơn mà đa số (80-90%) trường hợp sẽ chuyển sang ung thư máu. Tức là các tế bào đó vượt quá sự kiểm soát của cơ thể và trở thành ung thư luôn.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn sinh tủy được chia thành năm nhóm, theo sự phức tạp của bệnh. Tuy nhiên việc phân loại này trên thế giới cũng chưa có sự đồng thuận, thống nhất hoàn toàn của các chuyên gia về huyết học.
Cụ thể, nhóm 1 được gọi là thiếu máu, nhóm 2 là thiếu máu khó chữa, nhóm 3 là thiếu máu có vòng nhẫn (tăng lượng sắt trong máu), nhóm 4 là thiếu máu tăng tế bào non và nhóm 5 là thiếu máu có chuyển dạng (sang ác tính).
Để xác định bệnh của bệnh nhân thuộc nhóm nào rất phức tạp và phải được bác sĩ có kinh nghiệm chuyên về huyết học thực hiện chọc tủy, làm xét nghiệm sinh học phân tử để đánh giá sự đột biến gen. Từ kết quả đó mới phân loại bệnh của bệnh nhân đang ở nhóm nào.
Tại VN rất ít bệnh viện có thể thực hiện được việc phân nhóm rối loạn sinh tủy, ngoài Viện Huyết học - truyền máu trung ương và BV Truyền máu huyết học TP.HCM.
Cơ hội mong manh
Bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi. Trẻ em cũng có thể bị rối loạn sinh tủy nhưng ít. Tuy nhiên với trẻ em bệnh thường kèm theo những đột biến bẩm sinh khác. Ở người lớn bệnh thường do mắc phải. Tuy nhiên, mắc phải do cái gì thì đa số không biết được nhưng có thể do đột biến gen của tế bào.
Cho đến nay 70-80% trường hợp bị rối loạn sinh tủy y học chưa xác định được nguyên nhân. 20-30% trường hợp còn lại xác định được là do những tác động của các yếu tố môi trường, hóa chất, nghề nghiệp (người thường tiếp xúc với tia xạ, thuốc trừ sâu, thuốc độc hại - trong đó có benzen)...
Lưu ý ở người bước qua tuổi 55 khi thấy có sốt kéo dài, sụt cân hoặc đau khớp, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm hoặc đau nhức trong xương không rõ nguyên nhân nên đến bác sĩ khám ngay. Nếu có các triệu chứng như thiếu máu nhẹ hoặc giảm bạch cầu một chút hoặc ho, sốt tái phát cần đi bác sĩ tầm soát liền.
Đáng tiếc là tại VN đa số bệnh nhân bị rối loạn sinh tủy đều được chẩn đoán rất trễ và đã ở nhóm thiếu máu nhiều hoặc giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu nhiều. Do vậy, khi có những triệu chứng trên, bệnh nhân chỉ cần đến các bệnh viện xét nghiệm công thức máu là có thể phát hiện.
Xét nghiệm này chỉ cần bác sĩ đa khoa đọc cũng nhìn ra vấn đề bất thường trong từng chỉ số của công thức máu và dự đoán có rối loạn sinh tủy hay không. Thường khi thấy bất thường, bác sĩ đều thông báo và đề nghị bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa huyết học để làm xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Về điều trị, tùy bệnh nhân thuộc phân nhóm gì mà bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp với phân nhóm đó. Tuy nhiên, cơ hội khỏi bệnh với bệnh nhân rối loạn sinh tủy rất mong manh.
Ở nhóm 1 và nhóm 2, do bệnh diễn tiến âm thầm, lặng lẽ, từ từ và có thể kéo dài hai, ba năm nên nhiều khi người bệnh không biết. Bắt đầu từ nhóm 3 trở đi, diễn tiến bệnh phức tạp hơn và khó kiểm soát được nếu bệnh nhân không được đưa ra quyết định điều trị sớm.
Trong trường hợp đưa ra quyết định điều trị sớm, nếu bệnh nhân dưới 60 tuổi thì còn có cơ may cứu chữa nếu có người cho tủy phù hợp và bác sĩ thực hiện ghép tủy luôn cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân trên 60 tuổi thì khả năng sống còn rất thấp mà chỉ có thể cải thiện, kéo dài chất lượng cuộc sống bằng thuốc Decitabin (trị ung thư máu) nhằm ổn định các rối loạn sinh tủy nhưng cũng chỉ được khoảng 1-2 năm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn ác tính.
Với những bệnh nhân bị rối loạn sinh tủy nếu không được điều trị kịp thời hoặc diễn tiến bệnh quá nhanh, có thể chuyển sang ác tính luôn. Nếu đã chuyển sang ác tính thì bệnh cực kỳ khó chữa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Rối loạn sinh tủy nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng rối loạn sinh tủy có bệnh lý chuyển thành tiền Lơ xê - mi. Hiện nay, việc điều trị còn rất nan giải.

Theo tài liệu mới nhất của ĐH Y Hà Nội về hội chứng rối loạn sinh tủy, đây là một nhóm bệnh lý của tế bào gốc sinh máu đặc trưng bởi sinh máu không hiệu lực.
Biểu hiện chính của bệnh là giảm ít nhất một dòng tế bào máu ngoại vi, nguyên nhân là do rối loạn quá trình biệt hóa và trưởng thành của 1,2 hay cả 3 dòng tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trong tủy xương. Bệnh thường xuất hiện ở nhóm người cao tuổi trên 60 tuổi.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, hội chứng rối loạn sinh tủychiếm 4,5%, đứng hàng thứ 6 trong tổng số các bệnh về máu gặp tại viện. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn sinh tủy ngày một tăng.
Khái niệm rối loạn sinh tủy có thể gặp trong ba nhóm bệnh lý sau "rối loạn sinh tủy bẩm sinh, rối loạn sinh tủy mắc phải tiền Lơ - Xê - Mi bao gồm rối loạn sinh tủy nguyên phát và rối loạn sinh tủy thứ phát. Nhóm thứ ba là nhóm rối loạn sinh tủy mắc phải có khả năng phục hồi.
Rối loạn sinh tủy nguy hiểm như thế nào? 1
Ảnh minh họa.
Trong nhóm bệnh lý rối loạn sinh tủy mắc phải tiền Lơ - Xê - Mi (hay còn gọi là ung thư máu), tế bào gốc tạo máu bị tổn thương do các dòng tế bào do nó sản sinh ra bị biến đổi theo hướng rối loạn quá trình tăng sinh và biệt hóa. Bệnh có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau điều trị hóa chất và tia xạ.
Khi mắc bệnh rối loạn sinh tủy, các bệnh nhân đều có tình trạng thiếu máu, xuất huyết hay nhiễm trùng dai dẳng và đáp ứng kèm với các biện pháp điều trị. Bệnh nhân có thể tử vong do xuất huyết hay nhiễm trùng nặng.
Bên cạnh đó, do cần truyền máu thường xuyên nên bệnh nhân có thể có tình trạng ứ sắt dẫn đến biến chứng tiểu đường, suy gan, suy tim và có nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu.
Bị rối loạn sinh tủy có những bệnh nhân sẽ tiến triển chuyển lơ - xê - mi cấp vài năm sau. Bản thân nền bệnh đã rất xấu nay lại chuyển qua một giai đoạn ác tính hơn khiến việc chữa trị vô cùng khó khăn và khả năng quay trở lại bình thường gần như không có.
Điều khó khăn nhất với các bác sĩ hiện nay là việc điều trị cho bệnh nhân rất nan giải. TS Bạch Quốc Khánh - Phó viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cho hay, hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu ngoài hóa chất và ghép tủy.
Ghép tủy chỉ là hỗ trợ điều trị hóa chất liều cao nếu bệnh nhân đáp ứng được hóa chất sau đó sẽ tiến hành ghép tủy. Khi phát hiện được bệnh thì cũng không có biện pháp điều trị đặc hiệu để chữa khỏi bệnh mà chỉ có thể đẩy lùi quá trình bệnh tiến triển thành Lơ-xê-mi cấp.
Hiện nay, các yếu tố tiên lượng đều dựa vào từng bệnh nhân như tiên lượng tuổi, số lượng bạch cầu trung tính, số lượng tiểu cầu, tỷ lệ blast và các bất thường nhiễm sắc thế.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nhận biết bệnh ung thư máu và cách điều trị ghép tủy

Ghép tủy chỉ định tốt nhất là ngay sau đợt đáp ứng điều trị hoàn toàn hoặc lui bệnh hoàn toàn lần thứ nhất. Không phải bệnh ung thư máu nào cũng có thể ghép được.

BS CKII Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu Huyết học (TPHCM) cho biết, ung thư máu là tên thường gọi của bệnh lý bạch cầu cấp tính và mãn tính.Trong đó bệnh lý bạch cầu cấp (gồm bạch cầu cấp dòng tủy và dòng lympho) nguy hiểm hơn, phải chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời vì nếu để trễ thì có thể tử vong nhanh chóng.
Theo BS Dũng, cho đến bây giờ khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh. Tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi như nhiễm phóng xạ, nhiễm tia xạ, nhiễm hóa chất, đặc biệt là hóa chất có nhân thơm (nhân benzen vòng), một số trường hợp nhiễm siêu vi như EBV (Epstein-Barr Virus), HTLV 1,2…
Ghép tế bào gốc tạo máu chữa ung thư máu tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ghép tế bào gốc tạo máu chữa ung thư máu tại BV Truyền máu huyết học TPHCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Một số triệu chứng nhận biết sớm bệnh lý ung thư máu
Bệnh lý bạch cầu cấp
Thường khởi phát rất nhanh, diễn tiến mau lẹ trong vài tuần cho đến 1-2 tháng. Có thể bệnh nhân tháng trước đi khám kết quả bình thường thì tháng sau đã mắc bệnh. Dấu hiệu nhận biết gồm:
- Bệnh nhân da xanh xao.
- Sốt tái đi tái lại.
- Có thể xuất hiện bầm máu dưới da.
- Hiện tượng chảy máu ở niêm mạc như răng, mũi, đường tiết niệu, sinh dục, xuất huyết tiêu hóa…
- Một số triệu chứng đi kèm theo là bệnh nhân có thể thấy gan, lách rất to, có hạch to (nằm ở cổ, bẹn), cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Bệnh lý bạch cầu mãn tính
- Bạch cầu mãn dòng tủy là bệnh lý thường gặp ở nhóm bạch cầu mãn tính. Bệnh diễn tiến rất từ từ, lặng lẽ, âm thầm với các triệu chứng như thấy nặng ở vùng hạ sườn bên trái (do lách to), ăn nhanh no hơn (lách to chèn ép bao tử) hoặc đôi khi vô tình phát hiện do khám sức khỏe định kỳ thấy bạch cầu tăng cao.
- Bạch cầu mãn dòng lympho hiếm gặp hơn.
"Cơ chế bệnh ung thư máu nói chung là do sự tăng sinh quá mức của các bạch cầu ác tính ở trong tủy xương đưa đến chèn ép các dòng tế bào máu bình thường khác như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Do đó đưa đến các triệu chứng do giảm hồng cầu (xanh xao), giảm bạch cầu (sốt), giảm tiểu cầu (bầm máu dưới da)", BS Dũng phân tích.
Nếu không điều trị, bệnh lý ung thư máu gây tử vong do các nguyên nhân thường gặp là nhiễm trùng (nhiễm vi trùng, virus, nấm, nhiễm siêu vi…), do xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não.
Bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định loại bệnh ung thư máu loại nào, dòng nào, sau đó sẽ điều trị theo những phác đồ cụ thể, bao gồm:
- Sử dụng hóa chất (hóa trị liệu).
- Một số trường hợp phối hợp thêm xạ trị.
- Một số bệnh nhân nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, hoặc nhóm tiên lượng xấu, hoặc bệnh nhân bị tái phát sau hóa trị liệu, hoặc bệnh nhân kháng trị với hóa trị liệu thường sẽ được chỉ định ghép tủy.
Ghép tủy (ghép tế bào gốc tạo máu) có thể lấy từ tủy xương, từ tế bào gốc ngoại vi hay máu cuống rốn. Một nguồn thứ tư vừa được triển khai ghép thành công 3 ca đầu tiên tại Việt Nam do BV Truyền máu huyết học TPHCM thực hiện làphương pháp tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HAPLO.
Với phương pháp HAPLO, người cho máu chỉ cần đồng hợp HLA (hệ thống kháng nguyên bạch cầu người) 50% nên nguồn ghép dễ kiếm hơn, người cho có thể là ba, mẹ, anh, chị em, cô, dì, chú, bác của bệnh nhân. Trong khi đó, ở các trường hợp ghép tế bào gốc còn lại, thông thường tỷ lệ đồng hợp HLA phải từ 90 đến 100%.
Theo BS Dũng, ghép tủy là phương pháp có thể chữa khỏi hẳn bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư máu nào cũng có thể ghép được. Ghép tủy chỉ định tốt nhất là ngay sau đợt đáp ứng điều trị hoàn toàn hoặc lui bệnh hoàn toàn lần thứ nhất. 
Nếu để điều trị tái phát rồi mới ghép thì kết quả sẽ không tốt. Thông thường những bệnh nhân tiên lượng xấu, nguy cơ cao sau khi dùng thuốc xong một đợt sẽ được tiến hành ghép.
Với phương pháp ghép tủy, do sử dụng thuốc diệt tủy nên có nguy cơ tử vong trong khi ghép. Tuy nhiên khi đã vượt qua giai đoạn này thì tiên lượng về sau rất tốt. Kể từ sau ca ghép đầu tiên trên cả nước thành công vào 15/7/1995, đến nay BV Truyền máu Huyết học TPHCM đã ghép được 170 ca. Riêng trong năm 2014, bệnh viện thực hiện 30 ca và không có ca nào tử vong. Chi phí ghép tủy tự thân khoảng 200 triệu, ghép tủy dị ghép khoảng 400 triệu đồng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đang mắc là một dạng tiền ung thư máu. Khoảng 4,5% người ung thư máu khởi phát từ hội chứng rối loạn sinh tủy. Đây là hội chứng có nhiều thể khác nhau. Tùy trường hợp mà sử dụng các chế phẩm máu, kháng sinh. Ở nhóm nguy cơ thấp có thể chữa bệnh bằng cách truyền máu.Có thể hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị một số thể bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn sinh tủy, theo ông Bạch Quốc Khánh, Viện phó Huyết học và truyền máu trung ương, do một số nguy cơ từ môi trường, thức ăn, hóa chất sinh phẩm. Thế giới chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nên chưa có cách phòng và chữa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons