Ở giai đoạn sớm, tắc mạch máu không có triệu chứng gì, sau đó, người bệnh thấy đau, mỏi và co cứng ở bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ.
Ảnh minh họa: Sciencephoto
Thi thoảng đi bộ, anh Duy (45 tuổi, Hà Nội) thấy đau, mỏi bắp chân, đùi nhưng anh nghĩ có thể do lâu không đi nên chân mới bị như thế. Gần đây chỉ cần đi vài mét, anh đã thấy khó chịu, phải dừng lại nghỉ một lúc mới đi được.
Nhiều lúc anh có cảm giác tê bì, kiến bò ở chân, thậm chí thấy bắp chân như bị co cứng lại, phải ngồi nghỉ một lúc mới tiếp tục đi bộ được. Càng về sau chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là hiện tượng trên lại lặp lại. Đi khám anh mới biết mình bị viêm tắc động mạch chân.
"Bệnh mình đã tiến triển nặng lên nên mới đi lại khó khăn, mệt mỏi như thế. Tuy nhiên vẫn còn may là chân chưa đến mức hoại tử, phải cắt cụt", anh Duy thở phào nói.
Giống như anh Duy, ông Đình (54 tuổi, Hà Nội) bị đau ở ngón và bàn chân đã lâu, kể cả khi ngồi nghỉ. Thế nhưng ông lại nghĩ do mình bị khớp và không đi khám. Không ngờ về sau các ngón chân chuyển dần từ đỏ sang tím, rồi xuất hiện các vết loét. Tự bôi thuốc không khỏi, ông mới đi khám và cũng được chẩn đoán bị viêm tắc động mạch chân.
Tiến sĩ Lê Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, BV Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) cho biết, bệnh viêm tắc động mạch chân ngày càng xuất hiện nhiều. Nếu như mỗi tháng trước đây, khoa chỉ tiếp nhân 1-2 ca thì hiện nay bệnh nhân nhập viện ngày càng nhiều, tăng cả chục lần. Bệnh hay gặp ở nam giới.
"Điều đáng nói, đau nhức chân là triệu chứng thường gặp của nhiều loại bệnh. Vì thế, bệnh dễ chẩn đoán nhầm với bệnh cơ xương khớp, đau thần kinh ngoại vi... hoặc bị người bệnh lẫn bác sĩ bỏ qua. Hầu hết bệnh nhân đến viện khi tình trạng đã nặng, bị hoại tử nên việc điều trị rất khó khăn, nhiều trường hợp phải cắt bỏ chi", tiến sĩ Trường nói.
Cũng theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do xơ vữa động mạch và viêm nội mạc động mạch, làm hẹp tắc lòng mạch. Từ đó dẫn đến thiếu máu và rối loạn dinh dưỡng, dần dần xuất hiện hoại tử ở ngón và bàn chân, có thể cả cổ và cẳng chân.
Ngoài ra, khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, nghiện thuốc lá, ăn uống thiếu các vitamin, tình trạng căng thẳng kéo dài, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, ít vận động... cũng là các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển.
Điều đáng lưu ý là ở giai đoạn sớm, bệnh nhân hầu như không có triệu chứng gì, sau đó, người bệnh thấy bị đau, mỏi và co cứng ở bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ. Những lúc này, nhiều người phải ngồi nghỉ một lúc mới có thể đi tiếp được. Hiện tượng này lặp lại sau một khoảng cách nhất định. Khoảng cách đó rút ngắn dần nghĩa là bệnh đang nặng lên.
Sau này, những cơn đau ở bàn và ngón chân xuất hiện liên tục, kể cả khi không vận động. Bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân, thuốc giảm đau cũng không có tác dụng. Da chân tái và lạnh, xuất hiện loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị suy sụp nếu bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Khi đó giải pháp khẩn cấp là cắt cụt chân để cứu tính mạng.
Tiến sĩ Trường cho biết, tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc, phẫu thuật nong đoạn động mạch bị hep... Phẫu thuật cắt cụt chi là biện pháp cuối cùng.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, với những người có yếu tố nguy cơ khi xuất hiện các triệu chứng đau mỏi, co rút bắp chân khi đi bộ... thì nên đi khám để được điều trị sớm.
Để phòng bệnh, cần loại bỏ các yếu tố kích thích gây co mạch máu như lạnh, không hút thuốc, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài về tâm lý....
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét