Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Cơ thể cần bao nhiêu máu?


Theo Live Science, trung bình, cơ thể người lớn có khoảng 4,5-5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Lượng máu chiến 8-10% trọng lương cơ thể. Trẻ em 5-6 tuổi có lương máu tương đương như người lớn nhưng máu chiếm tỉ lệ cao hơn do trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ. 

Một trẻ sơ sinh năng 2,3-3,6 kg có khoản 0,2 lít máu trong cơ thể. Máu của người lớn chưa khoản 3 lít huyết tương, tế báo hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vitamin, chất điện giải và các chất dinh dưỡng khác được hòa tan trong máu và vận chuyển đến các bộ phận cơ thể.


Mỗi lần hiến máu, nhân viên y tế lấy khoảng 0,5 lít máu từ cơ thể bạn. Tế bào máu tươi có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất các tế bào máu mới trong tủy xương. Thông thường, thời gian để cơ thể tái tạo máu đủ cho cơ thể là 4-6 tuần. Vì vậy, bạn cần đợi đủ thời gian của chu kỳ tái tạo máu trước khi hiến máu lần tiếp theo.
Cơ thể cần bao nhiêu máu?
Mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. ẢNh: Fox News
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Theo Fox News, nhận biết được các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp bạn kịp thời khắc phục hiện tượng này.
Mệt mỏi, da nhợt nhạt
Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu. Nó có thể đi kèm các triệu chứng đau đầu, thường xuyên căng thẳng. Khi bạn thiếu máu, da và máu mắt cũng trở nên nhợt nhạt. Nguồn năng lượng cơ thể phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất của các tế bào hồng cầu, lượng hồng cầu càng thấp thì tốc độ trao đổi trong cơ thể càng thấp, khiến da không được cung cấp đủ máu giàu oxy, trở nên tái, nhợt nhạt.
Khó thở, tim đập nhanh
Lượng máu thấp có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Điều này làm cho bạn khó thở, hay thở dốc ngay cả khi làm các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ. Khi bạn thiếu máu, thở gấp hay lượng oxy cung cấp không đủ, tim sẽ tăng nhịp đập để bù đắp cho thâm hụt năng lượng. Điều này làm cho tim đập nhanh hơn bình thường thường xuyên đánh trống ngực, khó thở.
Tê bì chân tay
Máu là nguồn năng lượng cho mọi bộ phận của cơ thể. Khi bạn bị thiếu máu, các bộ phận ở xa tim như bàn chân, bàn tay không được cung cấp đủ lượng máy cần thiết. Chúng thường xuyên bị lạnh, cảm giác tê bì, ngứa ran. Các ngón tay, chân thường tái xanh, kém sức sống.
Rụng tóc
Rụng tóc cũng là một dấu hiệu thiếu máu rõ rệt. Da đầu không nhận đủ dinh dưỡng để nuôi chân tóc, khiến tóc rụng nhiều, tốc độ nhanh.
Phân đen
Phân đậm màu, có máu trong phân hoặc chảy máu từ trực tràng có thể là dấu hiệu thiếu máu. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một điều kiện của dạ dày hoặc ung thư đại tràng vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Khó chịu ở bụng hoặc sự thay đổi trong thói quen đi tiêu cũng là những dấu hiệu quan trọng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Những điều cần biết về thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến và gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe nhưng không dễ nhận biết.

1. Thiếu máu là một triệu chứng, không phải bệnh
Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu, điều đó có nghĩa bạn không đủ các tế bào hồng cầu hoặc những tế bào này không đủ hemoglobin (một loại protein giàu sắt và tạo ra màu đỏ của máu). Đây không phải một bệnh mà là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đang xảy ra trong cơ thể bạn.
2. Hầu hết mọi người không biết mình bị thiếu máu
Mặc dù những người bị thiếu máu có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng phần lớn không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Nếu không được kiểm soát, thiếu máu sẽ trở nên tồi tệ, khiến bạn yếu mệt vì trái tim phải làm việc vất vả hơn và khó khăn hơn trong việc bơm máu và giữ cho các mô được cung cấp đủ oxy.
Các triệu chứng khác gồm hoa mắt, đau đầu, tê ở bàn tay hoặc bàn chân, thân nhiệt giảm, da xanh xao, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, đau ngực, khó chịu và không học tập, làm việc tốt. Thiếu máu không được điều trị còn có thể dẫn tới suy tim.

Những điều cần biết về thiếu máu
Phân biệt tình trạng bình thường và thiếu máu
3. Thiếu máu hay gặp hơn ở phụ nữ nhưng nghiêm trọng hơn khi xảy ra ở nam giới
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thiếu máu thường không quá nghiêm trọng vì đó là tình trạng phổ biến. Bạn dễ bị thiếu máu nếu ra nhiều máu trong kì kinh và vấn đề này dễ được khắc phục (các chế phẩm bổ sung hoặc trong một số trường hợp việc tiêm sắt có thể cải thiện tình trạng này). Nam giới không mang thai cũng không có kinh nguyệt, vì vậy thiếu máu là tình trạng đáng báo động ở nam giới. Nó thường là dấu hiệu của bệnh tật như ung thư đại tràng.
4. Ăn chay không phải là nguyên nhân gây thiếu máu
Mặc dù thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm sữa là nguồn thực phẩm giàu sắt nhất, bạn cũng có thể nhận được sắt từ đậu lăng, đậu, đậu phụ, rau lá xanh, bánh tăng cường sắt, ngũ cốc, trái cây khô như nho khô và quả mơ. Vì vậy, ăn chay không phải là nguyên nhân gây thiếu máu. Để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dâu tây, súp lơ xanh.
5. Thói quen sử dụng caffein có thể tăng nguy cơ thiếu sắt
Caffein cản trở hấp thu sắt từ thực phẩm. Nếu bác sĩ khuyên bạn bổ sung sắt, hãy đảm bảo là chỉ uống cà phê ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống thuốc.
6. Bạn không nên tự điều trị
Nếu bổ sung sắt khi không cần thiết, bạn có thể bị những tác dụng phụ không mong muốn như khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, một số người có thể bị một căn bệnh gọi là nhiễm sắc tố sắt mô, tức là hấp thu quá nhiều sắt. Tình trạng này có thể gây viêm khớp, tiểu đường, bệnh gan và nhiều tình trạng bệnh khác. Nếu bạn nghi ngờ bị thiếu sắt, hãy đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm máu đơn giản.
7. Những người bị thiếu máu có thể có cảm giác thèm ăn kỳ lạ
Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến bạn có những cảm giác thèm rất lạ kì. Nhiều người có thể thèm ăn đá. Một số người thèm tàn thuốc lá trong khi một số người thèm bìa cứng. May mắn thay những cảm giác thèm này sẽ biến mất khi bạn được bổ sung sắt.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Vì sao cần thường xuyên xét nghiệm máu?



Tránh được bệnh gout nhờ xét nghiệm máu
Anh Nguyễn Văn Lâm trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội là kiến trúc sư. Công việc của anh cũng phải tiếp khách nhiều nên đôi lúc, anh Lâm cũng lo ngại việc nhậu nhẹt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Không có nhiều thời gian cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ nên anh Lâm thường gọi điện cho phòng khám tư nhân đến tận công ty lấy máu về xét nghiệm rồi trả kết quả qua email.
Đến tháng 2 vừa qua, anh Lâm tá hỏa với kết quả xét nghiệm máu có chỉ số axit uric trong máu tăng cao lên mức 510 Mol/l, trong khi bình thường anh chỉ có 420 mol/l. Anh được các bác sĩ ở phòng khám cảnh báo nhiều khả năng anh bị bệnh gout vì rối loạn chuyển hóa axit uric tăng cao, một trong những chỉ số cảnh báo của bệnh gout.
Trong khi đó, anh Lâm tự kiểm tra và lâm sàng thì mình không vị đau khớp chân, khớp tay. Năm ngoái, anh thấy mắt cá chân có đau nhức nhưng không phải bệnh gout mà chỉ là bệnh khớp có gai sừng sau khi điều trị bệnh đã khỏi.
Vi sao can thuong xuyen xet nghiem mau
Xét nghiệm máu để phòng nhiều bệnh
Anh Lâm vào bệnh viện kiểm tra thì mọi chỉ số về xương khớp đều không phải là bệnh gout. Lúc này, kết quả xét nghiệm máu của anh là lượng axit uric tăng cao thực sự và bác sĩ nghi ngờ anh Lâm bị rối loạn chuyển hóa, một trong những triệu chứng ban đầu của việc sinh ra bệnh gout. Nhờ có lần kiểm tra máu định kỳ đó, anh Lâm đã điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp để tránh mắc phải bệnh đàn ông không mong muốn đó.
Hàng chục bệnh được phát hiện nhờ xét nghiệm máu
Vốn là thanh niên khỏe mạnh nên em Vũ Quốc Dũng - sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Bách Khoa không bao giờ nghĩ mình bị viêm gan B. Vào chiến dịch lễ hội xuân hồng năm nay, Dũng đi hiến máu tình nguyện theo bạn bè. Cũng nhờ lần hiến máu tình nguyện này mà các bác sĩ phát hiện Dũng dương tính với viêm gan B.
Lục lại tiền sử bệnh tật của gia đình, Dũng khẳng định nhà em không có ai bị viêm gan B nên em yên tâm mình không bị bệnh đó. Nhưng khi nhận kết quả, em cũng sốc. Đến nay, Dũng đã thoải mái hơn và em kể "em biết mình bị bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra men gan để theo dõi bệnh. Nếu không đi hiến máu, tình cờ phát hiện ra bệnh viên gan B thì em không để ý đến sức khỏe của mình như hiện nay".
Khi biết bệnh, Dũng cũng thông báo cho mọi người trong gia đình đi xét nghiệm máu kiểm tra viêm gan B. Dù các thành viên khác đều âm tính nhưng đây thực sự là điều mà Dũng vui nhất khi em đi xét nghiệm máu trong chương trình hiến máu tình nguyện.
BS Lê Thái Long - BVĐK Trung tâm An Giang chia sẻ, đối với việc chẩn đoán bệnh nội khoa, ngoại khoa thìxét nghiệm máu rất cần thiết. Nhìn vào các chỉ số xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán được người bệnh có thể mắc những bệnh gì. Trong cơ xương khớp, xét nghiệm máu ít được dựa vào để chẩn đoán bệnh hơn. Tuy nhiên, riêng với bệnh gout thì kết quả xét nghiệm cộng với biểu hiện lâm sàng như sưng viêm các khớp là một trong những yếu tố để chẩn đoán bệnh tốt hơn.
Thạc sĩ Phạm Tuấn Dương - Phó viện trưởng Viện huyết học và truyền máu Trung ương cho biết, thành phần của máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ 4 đến 5 triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu.
Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay biểu hiện của bệnh ung thư máu. Ngoài ra nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Trong xét nghiệm máu, phát hiện số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường là khả năng cơ thể đang viêm nhiễm.
Xét nghiệm máu còn phát hiện các loại vi-rút gây bệnh HIV, viêm gan siêu vi A, B, C… Ngoài ra, xét nghiệm máu còn sàng lọc được sốt rét và nhiều bệnh lý khác về tim mạch. Nhờ có xét nghiệm máu mà nhiều người đã biết mình thuộc nhóm máu hiếm. Hiện nay, có nhiều câu lạc bộ nhóm máu hiếm tạo thành một cộng đồng để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến truyền máu. Có lẽ, đây là một trong những kết quả lớn nhất của việc xét nghiệm máu.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Nhiễm trùng huyết, nguyên nhân gây tử vong cao


 Một số trường hợp bệnh nặng điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện bị tử vong được chẩn đoán có nguyên nhân do nhiễm trùng huyết. Cần quan tâm đến bệnh lý này để phòng ngừa vì tỉ lệ tử vong có thể chiếm từ 20 - 50%.
Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết
Có thể nói nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng vì quá trình phát triển bệnh lý phụ thuộc không những vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cơ thể người bệnh. Nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được xử trí điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu
Nói một cách khác, nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn lưu hành ở trong máu; chúng gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 - 50% các trường hợp; trong đó sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết. Trên thực tế, có một số yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh lý nhiễm trùng huyết bao gồm: người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ sinh non; người có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, đang điều trị hóa chất và tia xạ; người có bệnh mãn tính như: đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính; người bệnh đã cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt; bệnh nhân có sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập cơ thể nhưng đóng đinh nội tủy, đặt ống dẫn truyền, đặt ống nội khí quản...
Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa... Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng huyết gồm vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriacae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter...; ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn gram dương thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis... Vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
Chẩn đoán xác định nhiễm trùng huyết
Trong thực tế, bệnh lý nhiễm trùng huyết được chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng và kết quả thực hiện những xét nghiệm có liên quan.
Về mặt lâm sàng: người bệnh phải có những quy định sau đây:
Bệnh nhân người lớn có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau đây mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác như: sốt cao trên 38oC, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống hay nước tiểu ít dưới 20cm3 mỗi giờ; không thực hiện được việc cấy máu của bệnh nhân hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu; không thấy tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác trên cơ thể; bác sĩ đang thiết lập việc điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết.
Bệnh nhân trẻ em từ 1 tuổi trở xuống có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau đây mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác như: sốt cao trên 38oC, thân nhiệt hạ dưới 37oC, ngừng thở, tim đập chậm mà không tìm ra nguyên nhân nào khác; không thực hiện được việc cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu; không thấy tình trạng nhiễm khuẩn tại các vị trí khác của cơ thể; bác sĩ đang thiết lập việc điều trị theo hướng nhiễm trùng huyết.
Về mặt xét nghiệm: người bệnh phải có những quy định sau đây:
Bệnh nhân người lớn có một hay nhiều lần cấy máu cho kết quả dương tính, vi khuẩn được phân lập từ máu không có liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác. Hoặc bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng như: sốt cao trên 38oC, rét run, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu dưới 90mmHg; đồng thời có ít nhất một trong các dấu hiệu gồm: phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau, phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết, có thử nghiệm kháng nguyên dương tính trong máu với vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae... và triệu chứng, kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.
Bệnh nhân trẻ em từ 1 tuổi trở xuống có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng như: sốt trên 38oC, thân nhiệt hạ dưới 37oC, ngừng thở, tim đập chậm; đồng thời có ít nhất một trong các dấu hiệu gồm: phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hoặc nhiều lần cấy máu khác nhau, phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ ít nhất một lần cấy máu trên bệnh nhân có đường truyền mạch máu và bác sĩ thiết lập điều trị kháng sinh phù hợp nhiễm trùng huyết, có thử nghiệm kháng nguyên dương tính trong máu với vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae... và triệu chứng, kết quả xét nghiệm không liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.
Điều trị và phòng bệnh
Việc điều trị nhiễm trùng huyết phải bảo đảm các nguyên tắc diệt mầm bệnh, điều chỉnh các rối loạn do nhiễm trùng huyết gây ra và nâng cao sức đề kháng của người bệnh. Điều trị nguyên nhân phải sử dụng kháng sinh đúng theo quy định, cần dùng kháng sinh theo mầm bệnh vi khuẩn bị nhiễm và theo kháng sinh đồ, liều thuốc kháng sinh dùng phải cao và theo đường tiêm truyền, tốt nhất là dùng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu; nên phối hợp các kháng sinh với nhau để nâng cao hiệu lực điều trị đối với các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa xác định rõ mầm bệnh vi khuẩn. Thời gian sử dụng kháng sinh phải bảo đảm yêu cầu không được dưới 2 tuần, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có chỉ định phải dùng kháng sinh đến vài tháng.
Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng phối hợp để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh, vi khuẩn đã kháng kháng sinh hoặc tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây nên, dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện của chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh... Cần lưu ý phải giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng những thủ thuật ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp-xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như những ống dẫn truyền, xông dẫn lưu...
Hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để giải quyết nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có hiệu quả trên thực tế. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram dương thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I với nhóm quinolon hoặc nhóm aminoglycozid. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III với nhóm quinolon hoặc nhóm amiloglycozid.
Người lớn sốt cao trên 38oC, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng máu
Ngoài điều trị đặc hiệu với các thuốc kháng sinh phù hợp, người bệnh còn cần phải được điều trị theo cơ chế bệnh sinh như: điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, giải độc bằng các loại dung dịch Dextro, Ringer lactat; chống toan hóa máu với độ pH dưới 7,2 bằng dung dịch bicarbonat; khi có hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa DIC (disseminated intravascular coagulation) phải điều trị bằng heparin; dùng thuốc và phương pháp trợ tim mạch, hồi sức hô hấp và tuần hoàn; điều trị tình trạng sốc nhiễm khuẩn; tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng truyền máu, chất đạm và vitamin; thực hiện chế độ ăn với tiêu chuẩn tăng chất đạm, nhiều hoa quả...
Việc phòng bệnh nhiễm trùng huyết muốn đạt được hiệu quả tốt cần phải thực hiện công tác vô trùng trong bệnh viện một cách chặt chẽ; đặc biệt là khi làm các phẫu thuật, thủ thuật... Lưu ý điều trị triệt để các bệnh có ổ mủ và ổ áp-xe; không được tự nặn, chích sớm những mụn nhọt viêm nhiễm ở ngoài da như đinh râu là một loại mụn độc thường xuất hiện ở vùng quanh miệng, hậu bối là bệnh về da liên quan đến nhóm các nang lông tóc gồm nhiều nhọt cụm lại với nhau... Nên dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả ngay từ đầu trong những bệnh tiên lượng có thể chuyển sang nhiễm trùng huyết do nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, phế cầu khuẩn Pneumococcus, các loại vi khuẩn đường ruột Enterococcus. Khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần có chế độ giám sát chặt chẽ và sử dụng cùng với các thuốc để tăng sức đề kháng của bệnh nhân. 

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Nhóm máu nói gì về nguy cơ bệnh tật của bạn

Nam giới máu O có tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật ung thư thấp; còn người nhóm máu A thường mắc các bệnh ung thư dạ dày, lưỡi, thực quản, bướu thịt.


nhom-mau-noi-gi-ve-nguy-co-benh-tat-cua-ban
Ảnh minh họa: Health
Theo Health Sinađặc điểm nhóm máu có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Các nghiên cứu sinh đến từ Đại học Y khoa Tokyo Nhật Bản phát hiện, nhóm máu của nam giới ảnh hưởng đến tỷ lệ phát bệnh ung thư và tái phát sau điều trị. 
Nghiên cứu tiến hành trên 555 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt từ năm 2004 đến 2010 cho thấy quý ông nhóm máu O sau khi phẫu thuật có tỷ lệ tái phát rất thấp. Ngược lại, nam giới nhóm máu A tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cao nhất, lên đến 35%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhóm máu được quy định bởi lượng kháng nguyên và kháng thể, chúng giống như một hàng rào tự nhiên chống lại sự xâm lược của các vật chất ngoại lai. Nhóm máu không chỉ liên quan đến nguy cơ phát bệnhung thư tuyến tiền liệt, mà còn liên quan đến kết quả điều trị và tỷ lệ tái phát sau khi hồi phục. Căn cứ vào nhóm máu khác nhau của bệnh nhân, bác sĩ đưa ra hướng chữa trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận sau:
Nhóm máu A: Sức chịu đựng cao nhưng dễ bị nhồi máu não
Người nhóm máu A có cơ thể linh hoạt, sức bền cao, thường ít bị bệnh nhưng nguy cơ cao bị nhồi máu não. Nhóm A có độ nhạy cảm nhiễm trùng cao cùng với sự gia tăng độ nhớt (độ quánh) của máu, độ nhớt máu tăng cao là yếu tố quan trọng gây nhồi máu não. Bệnh nhân đau nửa đầu thuộc nhóm A luôn có độ nhớt máu cao hơn các nhóm máu khác. Ngoài ra, người nhóm A dễ bị trúng gió, ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Thống kê lâm sàng cho thấy 1/3 số người mắc bệnh ung thư có nhóm máu A, nhiều nhất là ung thư dạ dày, lưỡi, thực quản, bướu thịt. Do đó nếu người nhóm máu A thấy đau vùng thượng vị, giảm cân, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu và các triệu chứng khác như viêm dạ dày, teo dạ dày, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nhóm máu B: Khỏe mạnh hơn các nhóm khác nhưng dễ bị bệnh kết hạch
Người máu B linh hoạt dẻo dai, sức sáng tạo cao, có tham vọng. Về phương diện bệnh tật, nhóm B có tỷ lệ bị sâu răng, kết hạch, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư máu cao hơn các nhóm khác.
So với mặt bằng chung, người thuộc nhóm máu B có tỷ lệ thải ghép tạng cao hơn 2 lần, tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tật là 28%, gấp 2 lần nhóm máu A, gấp 4 lần nhóm máu O.
Nhóm AB: Phản ứng linh hoạt nhưng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao
Người nhóm máu AB có tính cách tương đối bình tĩnh, phản ứng thần kinh nhanh nhẹn. Thống kê cho thấy nhóm này có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao hơn các nhóm khác gấp ba lần và có khuynh hướng di truyền. 
Ở những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhóm AB cũng chiếm đa số. Nhóm AB có tỷ lệ bệnh ung thư, kết hạch, thiếu máu khi có thai thấp hơn nhiều so với các nhóm khác. Người nhóm máu này có tỷ lệ bị ung thư và đột quỵ thấp nhưng lại dễ mắc bệnh động mạch vành, tỷ lệ nhồi máu cơ tim khá cao. Phụ nữ nhóm AB dễ bị ung thư cổ tử cung. 
Nhóm máu O: Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhưng dễ bị đột quỵ
Người nhóm máu O có sức sống mạnh mẽ, quá trình trao đổi chất diễn ra rất mạnh. Họ thường hoạt động hoặc vận động quá sức, dẫn đến kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyên người thuộc nhóm này nên điềm tĩnh và kiềm chế, không nên làm việc quá sức mà phải chú trọng nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời phải học cách kiểm soát cảm xúc vì có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm máu
Nhóm máu A có nguồn gốc từ chế độ nông nghiệp, xuất hiện khoảng 25.000 năm trước ở châu Á hoặc Trung Đông. Thời đại đó, tổ tiên con người dành cả ngày săn bắt, thuần hóa thú vật và bắt đầu cuộc sống định cư. Sau một thời gian dài tiến hóa, chế độ ăn uống của người cổ chú trọng hơn đến rau và các thực vật khác, từ đó các kháng nguyên và kháng thể dần tích lũy trong máu để tạo thành nhóm máu A. Đây được mệnh danh là nhóm máu có tình yêu với thực vật.
Người thuộc nhóm A nên ăn các loại thực phẩm chay sẽ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, nhờ đó tăng cường sự trao đổi chất, cải thiện hệ thống miễn dịch. Các chất dinh dưỡng trong rau quả có thể tăng cường sức đề kháng của người nhóm máu A, bảo vệ họ khỏi bệnh tật và virus.
Nhóm máu O là những người ăn thịt, có hệ tiêu hóa mạnh mẽ. Giống như những người thợ săn thời nguyên thủy thường vận động mạnh, người máu O hấp thu thịt tốt nhưng hấp thu sữa và ngũ cốc kém hơn.
Nhờ hệ tiêu hóa mạnh mẽ, người máu B có thể hấp thu tốt cả thịt, sữa và ngũ cốc. 
Người nhóm máu AB có ít axit trong dạ này nên không hấp thu thịt tốt mà phù hợp với các chế phẩm từ sữa hơn.




Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu

Ung thư máu hay ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu là dạng bệnh ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến.

Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm này.
Đau bụng: Đau bụng là một trong các triệu chứng của bệnh ung thư máu. Đó là kết quả của việc những tế bào ung thư máu tích tụ trong thận, gan và lá lách, khiến cho bụng to ra. Dạ dày đau thường kết hợp đánh mất vị giác và sút cân.
Khó thở: Với bệnh bạch cầu cấp tính tế bào T, nhóm tế bào ung thư có xu thế bao quanh tuyến ức, gây đau đớn và khó thở. Các triệu trứng khác là thở khò khè và ho.
Mệt mỏi: Do sự mở rộng không kiểm soát được của các tế bào ung thư, bệnh nhân hay thấy mệt mỏi và yếu ớt ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi.
Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết là những cấu trúc hình hạt đậu nhỏ giúp lọc máu. Khi mắc bệnh, tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết. Từ đó dẫn tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay, ở bẹn, ngực và cổ có thể sưng lên.
Đau xương: Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.
Chảy máu cam: Đây là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu - tế bào có tác dụng cầm máu.
Sốt cao, đau đầu thường xuyên: Sự chèn ép của các tế bào trong tủy gây ra những cơn đau đầu, sốt. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này mà đã chữa trị nhưng không dứt, hãy nghĩ tới có thể nó chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư máu.
Nhiễm trùng thường xuyên: Ung thư máu làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu vốn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hậu quả là các bệnh nhân bị nhiễm trùng thường xuyên do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Bệnh thiếu máu: Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể qua máu, nhưng sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu có thể cản trở quá trình này. Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp nhất liên quan với bệnh ung thư máu.
Dễ bị bầm tím: Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư máu là dễ bị bầm tím và chảy máu không kiểm soát được. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào máu bình thường liên tục bị thay thế bằng các tế bào bạch cầu non bất thường. Điều này khiến cho các tiểu cầu bị mất đi, và máu không thể đông lại.




Khó thở là triệu chứng sớm của bệnh ung thư?

Ung thư máu hay ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu là dạng bệnh ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến.

Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm này.

Đau bụng: Đau bụng là một trong các triệu chứng của bệnh ung thư máu. Đó là kết quả của việc những tế bào ung thư máu tích tụ trong thận, gan và lá lách, khiến cho bụng to ra. Dạ dày đau thường kết hợp đánh mất vị giác và sút cân.

Khó thở: Với bệnh bạch cầu cấp tính tế bào T, nhóm tế bào ung thư có xu thế bao quanh tuyến ức, gây đau đớn và khó thở. Các triệu trứng khác là thở khò khè và ho.

Mệt mỏi: Do sự mở rộng không kiểm soát được của các tế bào ung thư, bệnh nhân hay thấy mệt mỏi và yếu ớt ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi.

Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết là những cấu trúc hình hạt đậu nhỏ giúp lọc máu. Khi mắc bệnh, tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết. Từ đó dẫn tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay, ở bẹn, ngực và cổ có thể sưng lên.

Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu của bệnh ung thư máu
Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu của bệnh ung thư máu

Đau xương
: Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.

Chảy máu cam
: Đây là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu - tế bào có tác dụng cầm máu. 

Sốt cao, đau đầu thường xuyên: Sự chèn ép của các tế bào trong tủy gây ra những cơn đau đầu, sốt. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này mà đã chữa trị nhưng không dứt, hãy nghĩ tới có thể nó chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư máu.

Nhiễm trùng thường xuyên
: Ung thư máu làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu vốn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hậu quả là các bệnh nhân bị nhiễm trùng thường xuyên do vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Bệnh thiếu máu: Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể qua máu, nhưng sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu có thể cản trở quá trình này. Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp nhất liên quan với bệnh ung thư máu. 

Dễ bị bầm tím: Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư máu là dễ bị bầm tím và chảy máu không kiểm soát được. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào máu bình thường liên tục bị thay thế bằng các tế bào bạch cầu non bất thường. Điều này khiến cho các tiểu cầu bị mất đi, và máu không thể đông lại


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons